Cụ ông 80 tuổi để lại 19 bản di chúc, con gái và cháu gái kiện nhau cùng đòi thừa kế một thứ: Tòa án đưa ra phán quyết không thể ngờ
Suốt 2 năm con cháu tranh giành tài sản mà cụ ông để lại, tòa án mới đưa ra quyết định cuối cùng cho 19 bản di chúc mà ông đã lập nên.
- 30-07-2024Chăm sóc cụ bà hàng xóm 30 năm, đến khi luật sư công bố di chúc, tôi chua xót bị toà án triệu tập
- 25-07-2024Cháu trai theo họ mẹ, ông nội nhất quyết gạch tên khỏi di chúc: "Người ngoài không có quyền thừa kế tài sản của tôi"
- 22-07-2024Cụ bà công bố di chúc chia 2 tỷ đồng cho 3 người con: Con cả từ chối nhận tiền, chỉ xin lấy 1 thứ, phản ứng lạ của 2 người còn lại
Đối với nhiều gia đình việc lập di chúc từ sớm nhằm mục đích giảm thiểu việc tranh chấp giữa con cái sau khi cha mẹ qua đời. Nhưng một ông lão ở Thượng Hải (Trung Quốc) lại gây khó hiểu khi có đến 19 bản di chúc với nội dung khác nhau cho đến tận lúc qua đời.
Được biết, từ năm 2013 đến 2018, người đàn ông họ Cao, 80 tuổi, đã thực hiện 19 bản di chúc. Tuy nhiên, khác với cách lập di chúc thông thường khác, di chúc của ông Cao còn dễ gây mâu thuẫn giữa những người thừa kế hơn. Ông hứa với hai con gái sẽ để lại một bất động sản cho họ, tuy nhiên trong bản di chúc để lại cho hai cháu gái cũng có nội dung tương tự như vậy.
Năm 2021, sau khi ông Cao qua đời, người đứng đầu di chúc là con gái thứ hai của ông đã đưa hai người thân khác (chị gái và cháu) ra tòa, vì cho rằng bản di chúc của mình mới là bản chính xác nhất.
Trước những nghi ngờ của một số bên về tính xác thực của di chúc, tòa án địa phương nhanh chóng tiến hành thẩm định chữ viết của người đã khuất. Điều gây bất ngờ là tất cả toàn bộ 19 bản di chúc đều do chính ông Cao viết.
Tuy nhiên, phía tòa án cũng cho biết, họ nhận thấy ông lão bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trong thời gian lập di chúc và phải có người giám hộ kèm cặp.
Khi cơ quan chức năng tìm đến hai viện dưỡng lão và ủy ban khu phố nơi ông Cao từng sống, các nhân viên tại đây cũng xác nhận rằng giai đoạn này ông có dấu hiệu bị lẫn.
Thẩm phán Trần Hiền Thông của Tòa án Tùng Giang, thành phố Thượng Hải cho biết:
"Chúng tôi cũng cho rằng căn bệnh bệnh Alzheimer (chứng suy giảm trí nhớ) là căn bệnh dai dẳng, nên khó xác định ông Cao có năng lực dân sự khi lập từng di chúc hay không. Vậy nên chúng tôi có khuynh hướng không chấp nhận tính hợp pháp của tất cả các bản di chúc".
Thẩm phán cũng nói thêm, nếu di chúc vô hiệu thì quyền sở hữu tài sản sẽ được xác định theo luật thừa kế. Cuối cùng, sau hai năm tranh chấp, ba bên đã đạt được thỏa thuận thừa kế tài sản như sau:
Người con gái thứ hai không có nhà được thừa kế 50% phần tài sản và chịu thuế thừa kế, trong khi con gái lớn và cháu gái lần lượt thừa kế 25% phần tài sản.
Vậy nếu một số người cao tuổi mắc các bệnh tuổi già như suy giảm trí nhớ, năng lực hành vi dân sự hạn chế như ông Cao muốn lập di chúc thì phải làm sao? Thẩm phán tuyên bố:
Tốt nhất nên xác nhận thông qua tòa án hoặc cơ quan công chứng rằng năng lực dân sự của người cao tuổi là bình thường ở một thời điểm và thời gian nhất định. Trong trường hợp này, tốt nhất nên nhờ người thứ ba làm chứng trước khi lập di chúc.
Theo: Gmw.cn