MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cụ ông viết di chúc thừa kế biệt thự 450 tỷ đồng cho cháu trai, 2 người con phản đối đâm đơn kiện: Tòa án phát hiện 1 điều, yêu cầu phải chia lại tài sản

22-08-2024 - 11:18 AM | Sống

Người cháu khăng khăng cho rằng căn biệt thự sẽ thuộc về mình. Tuy nhiên, khi nghe phán quyết của tòa, anh vô cùng bất ngờ.

Theo 163, ông Lý và vợ cũ từng có 1 cậu con trai tên Lý Minh. Sau khi ly hôn, anh con trai sống với mẹ. Còn ông đi bước nữa và có 2 người con gồm Lý Khánh và Lý Hương. Khi bước chân vào cuộc hôn nhân thứ 2, người đàn ông này cảm nhận được tầm quan trọng của gia đình nên rất chú trọng duy trì các mối quan hệ. Nhờ thế, các thành viên trong gia đình sống rất hòa thuận và hạnh phúc.

Tuy nhiên, có một vấn đề mà cụ ông này luôn cảm thấy có lỗi, đó là đã dành quá ít thời gian cho Lý Minh. Vì thế, tình cảm cha con có chút xa cách. Hiếm khi có dịp được gần gũi con, song ông luôn nghĩ đến cậu bé.

Cụ ông viết di chúc thừa kế biệt thự 450 tỷ đồng cho cháu trai, 2 người con phản đối đâm đơn kiện: Tòa án phát hiện 1 điều, yêu cầu phải chia lại tài sản- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo thời gian Lý Minh lớn lên và xây dựng gia đình. Cụ ông đã nhiều lần thể hiện sự quan tâm bằng việc cho 2 con tiền mua nhà. Song anh con trai một mực từ chối. Điều này khiến ông Lý cảm thấy mình không phải là một người cha tốt.

Sau khi khi biết Lý Minh đã có con trai, ông Lý rất vui mừng và bày tỏ mong muốn được gặp người cháu của mình. Hiểu được ước muốn của cha nên anh con trai đồng ý. Được quan tâm và thường xuyên gặp gỡ, cậu bé rất quý ông nội.

Thời gian thấm thoát trôi qua, cho đến năm 2019, Lý Minh qua đời trong một vụ tai nạn. Thực tế này khiến ông cụ vô cùng đau muốn và càng muốn bù đắp cho cháu trai nhiều hơn.

Vì vậy, trong lúc vẫn còn khỏe mạnh và tỉnh táo, ông quyết định lập di chúc, để lại toàn bộ căn biệt thự trị giá 128 triệu NDT (gần 450 tỷ đồng) cho cháu trai. Sau khi lập di chúc, ông đã cẩn thận đi công chứng để tránh xảy ra tranh chấp sau này.

Cụ ông viết di chúc thừa kế biệt thự 450 tỷ đồng cho cháu trai, 2 người con phản đối đâm đơn kiện: Tòa án phát hiện 1 điều, yêu cầu phải chia lại tài sản- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

4 năm sau kể từ ngày lập di chúc, đến 2023, cụ ông này qua đời. Ban đầu, ngôi nhà được thừa kế không ai nhắc đến. Tuy nhiên, khi Lý Khánh và Lý Hương nhận được thông báo căn nhà của bố nằm trong danh sách được đền bù để nhường lại diện tích cho việc mở đường, xung đột giữa các thành viên trong gia đình xảy ra.

Các con của ông cụ cho rằng cháu trai không có quyền thừa kế toàn bộ căn nhà này. Họ yêu cầu chia lại tài sản cho mỗi người một phần.

Lúc này, anh cháu trai - người có tên trong di chúc vô cùng ngạc nhiên khi nghe thấy yêu cầu vô lý như vậy. Anh nhất quyết không đồng ý với yêu cầu của Lý Khánh và Lý Hương. Giằng co, thương lượng không được, 2 người con quyết định đưa sự việc ra tòa.

Tuy nhiên, sau khi thụ lý vụ việc, tòa án đưa ra phán quyết vô cùng bất ngờ. Đó là cháu trai của ông Lý không có quyền thừa kế căn nhà?

Tòa án giải thích bản di chúc của ông Lý hoàn toàn có giá trị pháp lý. Ông Lý đã để lại bản di chúc có công chứng và ghi chép cụ thể về việc cháu trai được thừa kế căn nhà. Nên tất cả phải tuân thủ nội dung đó.

Tuy nhiên, Điều 1124 của Luật Dân sự (Trung Quốc) có quy định về thời hạn tiếp nhận tài sản từ bản di chúc. Theo đó, nội dung luật đã nêu rõ, người thừa kế sau khi tiếp nhận di chúc phải có văn bản về việc đồng ý hay từ chối tiếp nhận tài sản do người mất trao tặng trong vòng 60 ngày. Trong trường hợp không có văn bản trong khoảng thời gian đã quy định, đồng nghĩa, người có tên trong di chúc từ chối nhận quyền thừa kế.

Do không biết quy định này, cháu trai của ông Lý đã không làm văn bản. Việc không thể hiện đồng ý hay từ chối được coi là từ bỏ quyền thừa kế. Đồng nghĩa, người đàn ông này mất quyền thừa kế căn nhà do ông nội trao tặng.

Với trường hợp này, tòa ra phán quyết số tài sản của ông cụ sẽ được chia lại cho những người thừa kế hợp pháp thứ nhất là vợ chồng, con cái, cha mẹ. Sau đó, hàng thừa kế thứ hai là anh chị em, ông bà nội ngoại. Do phạm vi thừa kế hợp pháp không bao gồm cháu. Nên trong tình huống này, cháu trai của ông cụ sẽ không nhận được tài sản gì.

Đinh Anh

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên