MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cú sốc giá dầu xảy ra vào thời điểm không thể tồi tệ hơn đối với nền kinh tế thế giới

17-09-2019 - 11:59 AM | Tài chính quốc tế

Sự tăng vọt của giá dầu là điều cuối cùng mà nền kinh tế toàn cầu cần đến.

Giá dầu tăng kỷ lục sau cuộc tấn công vào một cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia vào thời điểm không thể tồi tệ hơn đối với một nền kinh tế thế giới đang ở trong nguy cơ suy thoái sâu sắc.

Mặc dù mức độ nghiêm trọng sẽ phụ thuộc vào thời gian tăng giá kéo dài bao lâu, diễn biến này sẽ làm xói mòn thêm niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng vốn rất mong manh trong bối cảnh tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Sụt giảm sản xuất trên toàn thế giới đang kìm hãm sự tăng trưởng của các cường quốc xuất khẩu như Trung Quốc và Đức.

"Một cú sốc nguồn cung tiêu cực như thế này, khi tăng trưởng toàn cầu đang trong tình trạng chậm phát triển với rất nhiều điểm nóng địa chính trị, không phải là điều chúng ta cần", theo ông Keith Subbaraman, giám đốc nghiên cứu vĩ mô toàn cầu tại Nomura Holdings Inc., Singapore.

Cú sốc giá dầu xảy ra giữa một loạt các dấu hiệu cảnh báo rủi ro đang đe dọa nền kinh tế toàn cầu. Dữ liệu được Trung Quốc công bố hôm qua ghi nhận một tháng tồi tệ nhất đối với sản lượng công nghiệp kể từ năm 2002. Vào tháng 7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu – vốn đang thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính - xuống còn 3,2% trong năm nay và 3,5% năm tiếp theo. Tỷ lệ 3,3% hoặc thấp hơn sẽ là yếu nhất kể từ năm 2009.

Cú sốc giá dầu xảy ra vào thời điểm không thể tồi tệ hơn đối với nền kinh tế thế giới - Ảnh 1.

Giá dầu thô giao sau tăng vọt sau cuộc tấn công vào nguồn cung dầu ở Saudi Arabia

Tác động từ sự tăng vọt của giá dầu sẽ khác nhau trên toàn thế giới.

Các nền kinh tế mới nổi đang giải quyết vấn đề thâm hụt tài khóa và tài khoản vãng lai - như Ấn Độ, Nam Phi và các nước khác - đối mặt với nguy cơ dòng vốn tháo chạy và đồng nội tệ suy yếu.

Các quốc gia xuất khẩu dầu sẽ được lợi vì doanh thu của công ty và chính phủ tăng, trong khi các quốc gia tiêu thụ sẽ đứng trước nguy cơ lạm phát và tổn thương nhu cầu. Là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, Trung Quốc dễ bị ảnh hưởng bởi giá dầu thô tăng, trong khi nhiều nước ở châu Âu cũng phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu.

Lạm phát hiện không phải là mối quan tâm trước mắt trong nền kinh tế toàn cầu, điều đáng lo ngại hơn là ảnh hưởng của cú shock giá đối với nhu cầu toàn cầu vốn đã yếu.

Nhà kinh tế trưởng châu Á Louis Luijs tại Oxford Economics, Hồng Kông cho biết lạm phát không thực sự là một vấn đề tại thời điểm này. Tuy nhiên, sự thiếu hụt sản xuất và tăng giá sẽ bóp nghẹt sức mua và do đó ảnh hưởng tới chi tiêu vào thời điểm nền kinh tế toàn cầu hết sức bấp bênh.

Một phân tích của IMF năm 2017 cho thấy cú shock lệch tiêu chuẩn đối với nguồn cung dầu - trong đó giá dầu tăng hơn 10% - sẽ làm xói mòn sản lượng thế giới khoảng 0,1% trong hai năm.

Tin tức từ Saudi Arabia làm tăng cơ hội có những hỗ trợ chính sách tiền tệ bổ sung từ các ngân hàng trung ương lường trước chi phí năng lượng cao hơn là gánh nặng đối với người tiêu dùng, theo nhà kinh tế trưởng David Mann của Standard Chartered Plc, Singapore. Chúng ta sẽ thấy nhiều bất ngờ về chính sách tiền tệ nới lỏng hơn từ các ngân hàng trung ương trong vài tuần tới.

Thống đốc ngân hàng trung ương Philippines, ông Benjamin Diokno, cho biết cú shock về giá sẽ sẽ được các nhà hoạch định chính sách tập trung thảo luận khi họ gặp nhau vào tuần tới để quyết định lãi suất. Ngân hàng Indonesia có một cuộc họp chính sách dự kiến ​​vào thứ Năm, với phần lớn các nhà kinh tế được khảo sát trước cuộc tấn công của Saudi dự đoán về cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản.

Nhà kinh tế trưởng Shane Oliver tại AMP Capital Investors Ltd. cho biết, sự tăng vọt của giá dầu là điều cuối cùng mà nền kinh tế thế giới cần.

Khánh An

CNBC

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên