MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cung cấp ra thị trường lượng dầu khiến phương Tây choáng váng, Nga sẽ sớm lấy lại vị trí xuất khẩu 'vàng đen' lớn nhất thế giới

18-02-2023 - 10:11 AM | Thị trường

Cung cấp ra thị trường lượng dầu khiến phương Tây choáng váng, Nga sẽ sớm lấy lại vị trí xuất khẩu 'vàng đen' lớn nhất thế giới

Bất chấp những lệnh trừng phạt được cho là sẽ làm tê liệt doanh thu từ dầu mỏ, dòng dầu Nga vào thị trường toàn cầu vẫn tạo ra giá trị thặng dư lớn.

Theo Ngân hàng Bank of America, Nga sẽ chiếm vị trí đầu tiên trong danh sách các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới.

Bất chấp các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và EU, được cho là sẽ làm tê liệt doanh thu từ dầu mỏ của Nga và hạn chế các khả năng giao dịch thương mại quốc tế, dòng dầu của Nga vào thị trường toàn cầu đã giúp tạo ra thặng dư.

Trợ lý Bộ trưởng Chính sách Kinh tế Ben Harris cho biết xuất khẩu của Nga vẫn ổn định, với khoảng 3 triệu thùng mỗi ngày được giao vào tháng 1 năm 2023. Nga tiếp tục sản xuất dầu thô, với mức tải ở mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2022.

Theo đó, giá năng lượng toàn cầu vẫn ổn định, trái với kỳ vọng chung của thị trường. Ngay cả khi Nga tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu thô, thị trường năng lượng toàn cầu vẫn ổn định do các thị trường đã dự đoán phần lớn việc cắt giảm. Và bất chấp tuyên bố tẩy chay giá dầu của Nga, dầu Nga được vận chuyển bằng đường biển đã được vận chuyển thông qua các tàu chở dầu hoàn toàn tuân thủ giá trần.

Các chuyên gia cho rằng khối lượng dầu mà Nga cung cấp ra thị trường đã gây bất ngờ hoàn toàn cho phương Tây, và chẳng bao lâu nữa Moscow sẽ lại là nhà xuất khẩu vàng đen lớn nhất.

"Theo số liệu của Bank of America, xuất khẩu dầu lớn hơn dự kiến ​​của Nga có thể giúp Điện Kremlin lấy lại vị trí nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới", tờ Business Insider nhấn mạnh.

Các chuyên gia cho rằng một số yếu tố đã giúp Moskva. Thứ nhất, trần giá dầu của phương Tây (ở mức 60 USD/thùng) cao hơn giá thị trường, cho phép Nga tiếp tục thu lợi nhuận từ những người mua đang tìm nguồn cung giá rẻ. Giá trần được cố tình thiết lập theo cách đó để giữ dầu của Nga trên thị trường với mục đích rộng lớn hơn là tránh một cú sốc năng lượng.

Thứ hai, lệnh cấm bảo hiểm đối với các tàu chở dầu của Nga đã được kéo dài đến 90 ngày, cho phép dầu của Moscow tồn tại trên thị trường lâu hơn và thu lợi nhiều hơn. Cuối cùng, dầu thô của Nga hướng đến khu vực Trung Đông, sau đó được coi như dầu sản xuất trong nước, cho phép ít bị kiểm soát hơn.

Các công ty Nga cũng đã tiến hành tăng việc khai thác tại các mỏ dầu vào năm 2022, điều này giúp xuất khẩu của Điện Kremlin phục hồi trong nửa cuối năm ngoái.

Trước đó, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức cấm sản phẩm làm từ dầu Nga (dầu tinh chế) vận chuyển qua đường biển từ ngày 5/2 vừa qua, cùng với việc áp giá trần toàn cầu để gây thêm áp lực lên nguồn doanh thu của Moscow.

Cụ thể, các nước EU và nhóm bảy nền kinh tế tiên tiến thế giới (G7) ngừng mua các sản phẩm tinh chế của Nga như dầu diesel, dầu khí và dầu mazut. Mức giá trần 100 USD/thùng đối với các sản phẩm dầu cao cấp của Nga như dầu diesel và 45 USD/thùng đối với các sản phẩm giảm giá như dầu nhiên liệu cũng có hiệu lực từ ngày 5/2.

Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành lo ngại rằng động thái này có thể phản tác dụng và có tác động sâu sắc đến thị trường năng lượng châu Âu so với các nước khác. Các gói trừng phạt, áp giá trần lên dầu Nga không chỉ tác động riêng đến nền kinh tế Nga mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế EU và thị trường toàn cầu.

Tham khảo: BI

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên