Cuộc chiến thâu tóm cổ phần giữa các ‘cỗ máy in tiền’ hàng đầu Hàn Quốc: 'Miếng bánh ngon' cho nhóm nhà đầu tư sừng sỏ
Các cuộc thu mua cổ phiếu, “thay máu” quyền lực giữa các tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc luôn là chủ đề nóng.
- 23-02-2023Cách tăng thu nhập lên 260 triệu đồng/tháng: Không mất vốn, làm tại nhà, tất cả chỉ nhờ 1 trang web
- 06-02-2023Kiếm 15 tỷ đồng/năm: Ai cũng làm được nếu có cỗ máy ‘nghiền vật ra tiền’ này
- 01-02-2023Hàn Quốc sở hữu ‘cỗ máy in tiền’ mới, thu về ‘sương sương’ hàng tỷ USD, tỷ phú giàu nhất thế giới phải ‘quay xe’ đầu tư mạnh
Nhen nhóm hoạt động cổ đông đòi quyền lực
Trước đây, Hàn Quốc từng “bùng nổ” một cuộc chiến lớn giữa Samsung và Elliott Management Corporation (EMC) với mục đích thay đổi bộ máy điều hành.
Tóm tắt vụ việc, Paul Singer, một nhà đầu tư chủ động (activist investor) nổi tiếng toàn cầu đã đăng tải 1 bức thư dài 10 trang và bài thuyết trình 31 slide để thúc giục Samsung Electronics chia tách thành 2 công ty, bổ sung thêm 3 giám đốc độc lập và bắt đầu chia cổ tức vào năm 2016.
Paul Singer
Nhà đầu tư chủ động là những người mua cổ phiếu của công ty đại chúng với số lượng lớn và cố gắng giành được ghế trong hội đồng quản trị của công ty. Từ đó tạo ra sự thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh.
Theo Elliott, kế hoạch này sẽ giúp làm minh bạch quá trình kinh doanh của Samsung Electronics, khiến nó không còn là mô hình do tài phiệt Hàn Quốc (chaebol) quyết định hoàn toàn, đồng thời giúp các nhà đầu tư nhỏ nhận ra rằng họ cũng là chủ doanh nghiệp và được quyền đưa ra một phần quyết định.
Tuy nhiên, đến tháng 4/2017, Samsung từ chối hầu hết các yêu cầu này nhưng cuối cùng đã có quý trả cổ tức lần đầu tiên trong lịch sử.
Tranh giành quyền lực trong ngành giải trí
Nhiều năm sau, một cuộc chiến cổ đông “gây chấn động” Hàn Quốc cũng đã xảy ra. Chỉ vài ngày trước, làng giải trí xứ kim chi ngỡ ngàng trước thông tin tập đoàn Hybe đã mua lại 14,8% cổ phần SM Entertainment từ người sáng lập Lee Soo Man, và trở thành cổ đông lớn nhất của công ty này.
Được biết, SM Entertainment là một trong những tập đoàn hùng mạnh nhất của ngành giải trí Hàn Quốc với vốn hóa thị trường lên tới 2,18 tỷ USD, theo số liệu tính đến tháng 2/2023. Còn Hybe đang là hắc mã của ngành công nghiệp “in tiền” khi sở hữu nhiều nhóm nhạc K-Pop đình đám như BTS - gà đẻ trứng vàng từng đem về hiệu quả kinh tế 5.560 tỷ won (khoảng 4,5 tỷ USD) cho Hàn Quốc.
Hybe Corporation đã chính thức mua lại 14,8% cổ phần do người sáng lập SM Entertainment - Lee Soo Man nắm giữ trước 12 ngày so với dự kiến. Cổ phiếu của SM Entertainment đã tăng hơn 16% khi mở cửa giao dịch ở Seoul, cổ phiếu Hybe tăng 6% ngay từ khi mới chỉ có thông tin về thương vụ này.
Việc mua lại cổ phần giữa hai ông lớn trong ngành đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là đến từ Giám đốc tài chính (CFO) Jang Cheol Hyuk của SM Entertainment, một trong các cổ đông lớn. Anh cho rằng Lee Soo Man đã bán cổ phần của mình và tiếp tay cho hành vi sáp nhập thù địch từ đối thủ Hybe.
Làn sóng đòi quyền lợi của cổ đông
Trước đây, với mô hình tập đoàn lớn được thống trị bởi các chaebol - giới tài phiệt Hàn Quốc như Samsung, các hoạt động và quyền lợi của cổ đông chưa thực sự được làm rõ. Namuh Rhee, trợ giảng giáo sư tại Đại học Yonsei, người từng làm việc cho Nomura Holdings Inc. và Merrill Lynch, cho biết: “Trong quá khứ, đa phần các nhà đầu tư chủ động nước ngoài như Carl Icahn và Elliott sẽ là người dẫn dắt các cổ đông đấu tranh. Nhưng bây giờ việc này đã được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư chủ động trong nước”. Điển hình là công ty quản lý đầu tư Align Partners Capital Management Inc.
Lee Changhwan, giám đốc điều hành của Align cho biết: “Trước đây, các phương tiện truyền thông Hàn Quốc từng cho rằng những nhà đầu tư nước ngoài chỉ đang muốn thâu tóm các công ty Hàn Quốc. Bây giờ mọi người đã hiểu rõ hơn về lợi ích của hoạt động này”.
SM Entertainment là một trong hơn chục công ty trở thành mục tiêu của các nhà đầu tư chủ động ở nước này trong năm nay. Thương vụ thu mua cổ phần giữa Hybe và SM đã phần nào thúc đẩy thêm hoạt động của các nhà đầu tư đó tại quốc gia này. Align cũng cho biết Hybe nên trả nhiều tiền hơn và có thể mua toàn bộ công ty.
Hiện tại, Align sở hữu khoảng 1% cổ phần của SM Entertainment và đang tìm cách để trở thành cổ đông của đế chế này.
Năm ngoái, Hàn Quốc có khoảng 56 chiến dịch của các nhà đầu tư chủ động, tăng từ 38 chiến dịch vào năm 2021, theo dữ liệu từ Diligent Corp. Trong những năm từ 2013 đến 2020, chỉ có một lần con số này vượt qua số lượng 10.
Sự bùng nổ giao dịch nhỏ lẻ kể từ khi đại dịch xảy ra đã góp phần thúc đẩy thêm nhiều người đầu tư chủ động. Một số người trẻ tuổi mới ra nhập thị trường không chỉ mua cổ phiếu của doanh nghiệp trong nước mà còn mua của các công ty nổi tiếng bao gồm Tesla Inc. ở Mỹ.
Tổng hợp
Nhịp sống thị trường