Cuộc đời 41 năm kỳ lạ của cô gái khổng lồ, cao 2,36 mét: suýt trở thành vận động viên bóng rổ, cuối đời chịu đau đớn vì 1 căn bệnh hiếm gặp
Có cô gái nào mà lại không muốn có thân hình cao ráo, thon thả? Những cô gái thấp bé thường mơ ước được cao lên, nhưng nếu cao quá các cô gái sẽ không thấy vui, thậm chí là thấy buồn, mà Diêu Đức Phân đã phải chịu đựng nỗi đau này.
- 31-01-2024100 cụ già giấu con, rút tiền dưỡng già để "kinh doanh nghĩa trang", lãi suất tới 30%/năm: Tưởng tuổi xế chiều an nhàn ai ngờ vỡ mộng, trắng tay
- 30-01-2024Cô giáo dưỡng sinh vay 20 cụ già U80 hơn 10 tỷ đồng rồi "mất tích": Cảnh sát vào cuộc điều tra, chỉ đích danh kẻ lừa đảo
- 28-01-2024ĐH Harvard nghiên cứu 80 năm: Không phải tập thể dục khỏe, đây mới là 3 nguyên tắc trường sinh, kéo dài tuổi thọ
- 24-01-2024Lừa bố mẹ già 80 tuổi chuyển hết tài sản cho cháu trai rồi đuổi vào viện dưỡng lão, 5 tháng sau cặp vợ chồng gặp quả báo bị nhóm tội phạm cuỗm sạch tiền: Giá như bớt tham!
Với chiều cao đáng kinh ngạc 2,36 mét, cô từng nằm trong danh sách những người phụ nữ cao nhất thế giới. Nhưng chiều cao đáng kinh ngạc như vậy không mang lại niềm kiêu hãnh hay vinh quang cho cô, mà trái lại, Diêu Đức Phân phải chịu đựng điều đó và luôn thầm ước rằng mình thấp đi.
Vậy thân hình to lớn này đã mang đến cho Diêu Đức Phân những nỗi đau thế nào?
Sự phát triển kì lạ
Kể từ khi bắt đầu hiểu chuyện, Diêu Đức Phân đã có thói quen cúi đầu khi đi bộ, một phần vì cô ấy phải nhìn đường, sợ bị ngã, nguyên nhân còn lại vì cô ấy muốn tránh những ánh mắt xét nét từ người khác.
Năm 1972, Diêu Đức Phân sinh ra tại thị trấn Thư Trà, thành phố Lục An, hoàn cảnh gia đình có phần khó khăn. Khi đó kinh tế của Trung Quốc cũng chỉ đạt mức trung bình, các hộ gia đình đều không dám ăn thịt hay những món nhiều đạm, thế nên trẻ con thường không được cao.
Nhưng Diêu Đức Phân lại không như thế, suốt những năm tháng thơ ấu, cô đã cao hơn những đứa trẻ khác rất nhiều, khi còn chưa đến tuổi dậy thì cô đã cao gần bằng một người trưởng thành. Trong một khoảng thời gian rất dài cô đã không có bạn chơi cùng.
Khi đó, mẹ của Diêu Đức Phân không cảm thấy cơ thể con mình có gì bất thường mà chỉ nghĩ rằng đứa trẻ phát triển sớm và lớn nhanh hơn, chứ không hề nhận thức được những lợi ích, tác hại của trong đó.
Dù đã cao tới 2 mét nhưng cơ thể của Diêu Đức Phân vẫn tiếp tục phát triển sau khi bước vào tuổi dậy thì, cảm giác thèm ăn của cô lớn hơn rất nhiều so với người bình thường, nhiều khi một bữa Diêu Đức Phân ăn đến nửa thau cơm, không tính các món phụ.
Nhưng để nuôi một "người phụ nữ khổng lồ" như vậy thật không dễ dàng gì, mẹ cô đã phải tính toán rất nhiều để đủ chi tiêu. Đôi khi, Diêu Đức Phân còn phải cố gắng kìm nén cơn đói của mình để không trở thành gánh nặng cho gia đình.
Giấc mộng thể thao tan vỡ
Chẳng bao lâu sau, chiều cao của Diêu Đức Phân đã được trường thể thao tại tỉnh địa phương biết đến, Diêu Đức Phân đã có thể gia nhập đội bóng rổ. Đồ ăn ở Trường Thể thao Tỉnh không hạn chế ăn bao nhiêu, Diêu Đức Phân cuối cùng cũng có thể ăn thoải mái.
Nhưng cuộc sống tốt đẹp này không kéo dài được bao lâu, thể chất của Diêu Đức Phân rất đặc biệt, thể lực của cô kém xa những vận động viên khác, tập luyện xong sẽ bị thở dốc, cũng không có dấu hiệu phát triển về mặt thể chất.
Điều nghiêm trọng hơn là khi thời gian tập luyện tăng lên, Diêu Đức Phân liền xuất hiện tình trạng ngất xỉu. Đội bóng rổ thực sự không dám tiếp tục huấn luyện Diêu Đức Phân nên đã thông báo tình trạng này cho gia đình Diêu Đức Phân.
Gia đình nhanh chóng đưa Diêu Đức Phân đến bệnh viện để khám, sau khi cẩn thận kiểm tra, bác sĩ tiết lộ một căn bệnh mà gia đình chưa từng được chẩn đoán mắc phải - bệnh khổng lồ. Những người mắc bệnh này có khối u tuyến yên trong não tiết ra hormone tăng trưởng vượt xa người bình thường.
Khi đó gia đình Diêu Đức Phân mới biết chiều cao bất thường của con mình lại là một căn bệnh! Nhưng dù biết chuyện thì gia đình cũng không đủ tiền chữa trị, Diêu Đức Phân cũng vì căn bệnh mà phải rời trường thể thao tỉnh và trở về nhà.
Tuy nhiên, sức ăn của Diêu Đức Phân trong một ngày quá nhiều, gia đình cô lại không đủ điều kiện để chi trả. Cha cô quẫn bách phải đưa Diêu Đức Phân đến thành phố Tô Châu rồi gia nhập một đoàn nghệ thuật để làm diễn viên đặc biệt.
Diêu Đức Phân không ngờ rằng khoảng thời gian trong sự nghiệp diễn xuất này của cô lại là ký ức đau buồn nhất trong cuộc đời cô, cô đã phải chịu những tổn thương rất lớn về mặt thể chất lẫn tinh thần
Cuộc sống chật vật
Đoàn nghệ thuật biểu diễn có độ khó nhất định, Diêu Đức Phân nhiều lần bị ngã trong quá trình tập luyện và biểu diễn khiến cô bị thương nhiều lần. Sau khi Diêu Đức Phân bị thương, cô đã nhờ ông chủ đi cùng để kiểm tra, nhưng ông lại đã làm ngơ và chỉ buộc cô phải biểu diễn.
Vết thương nặng hơn rất nhiều, phong độ của Diêu Đức Phân cũng bị ảnh hưởng rất lớn, ông chủ rất không hài lòng với điều này, đã nhiều lần dùng lời lẽ đe dọa cô và không cho cô ăn uống, ép cô phải bán sức biểu diễn.
Sau một thời gian dài tham gia đoàn nghệ thuật, Diêu Đức Phân bị đau lưng, đôi khi đau không ngủ được. Diêu Đức Phân không thể chịu nổi cuộc sống của đoàn nghệ thuật và đã yêu cầu ông chủ cho cô về nhà, nhưng sự việc lại liên tục trì hoãn cho đến khi kết thúc hợp đồng Diêu Đức Phân mới được về nhà.
Từ năm 1999, cô đã bắt đầu xuất hiện triệu chứng ngất xỉu, hơn nữa thể trạng của cô ngày càng sa sút. Chiều cao của cô đã đạt tới 2,36 mét, gần như đã đạt đến giới hạn mà cô có thể chịu đựng được.
Điều đáng lo ngại hơn là tình trạng ngất xỉu của Diêu Đức Phân ngày càng nhiều, khối u tuyến yên không chỉ khiến cô đau đớn mà còn mang đến cho cô hàng loạt biến chứng. Dần dần, Diêu Đức Phân thậm chí còn không thể đi lại bình thường.
Mẹ cô vô cùng lo lắng cho sự an toàn của cô nên đã gửi cô đến bệnh viện điều trị, xem có thể tìm ra phương pháp điều trị hay không. Sau khi chẩn đoán kỹ lưỡng, bệnh viện quyết định thực hiện một ca phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên khổng lồ cho Diêu Đức Phân.
May mắn thay, ca phẫu thuật rất thành công, cơ thể của Diêu Đức Phân đã ngừng phát triển. Với sự trợ giúp của thuốc, Diêu Đức Phân cuối cùng đã có thể sống một cuộc sống bình thường.
Tuy nhiên, khối u tuyến yên trong não của Diêu Đức Phân không thể cắt bỏ hoàn toàn. Khối u còn lại có kích thước khoảng từ 2 đến 3 cm, lượng hormone trong cơ thể cô vẫn gấp khoảng 10 lần so với người bình thường và cô phải tiếp tục điều trị.
Vào tháng 3 năm 2006, các chuyên gia của Bệnh viện Viện Nghiên cứu Kế hoạch hóa gia đình An Huy đã đến thăm nhà Diêu Đức Phân, tiến hành khám sức khỏe toàn diện và chuyên môn cho Diêu Đức Phân. Ngoài những vấn đề thông thường của bệnh tình hay huyết áp, các chuyên gia còn chỉ rõ trường hợp của Diêu Đức Phân.
Sau khi Diêu Đức Phân điều trị một thời gian ở An Huy, vào tháng 5 năm 2006, cô được chuyển đến Bệnh viện Thụy Kim của Thượng Hải. Bệnh viện đã tích cực gây quỹ cho Diêu Đức Phân, sau khi kiểm tra toàn diện và chi tiết, họ đã chuẩn bị thực hiện một ca phẫu thuật khác cho Diêu Đức Phân.
Vì đã mắc chứng bệnh khổng lồ trong nhiều năm, thậm chí nếu đi lại không cẩn thận thì một cú ngã cũng có thể gây ra nhiều nguy hiểm lớn. Vì vậy, Diêu Đức Phân vô cùng biết ơn sự giúp đỡ của Bệnh viện Thụy Kim của Thượng Hải, hy vọng có thể giảm bớt sự tra tấn của căn bệnh khổng lồ này.
Nửa đầu năm 2009, Diêu Đức Phân vô tình bị ngã, đầu không ngừng chảy máu, gia đình lập tức đưa cô đến bệnh viện để cấp cứu. Tuy nhiên, mặc dù Diêu Đức Phân đã được cứu sống nhưng lại mất đi khả năng vận động và nằm liệt giường kể từ đó.
Vào tháng 11 năm 2012, Diêu Đức Phân nằm ở nhà đột nhiên không còn động tĩnh, mẹ cô thấy tình trạng của cô có gì đó không ổn liền nhanh chóng gọi hàng xóm đưa cô đến bệnh viện. Đáng tiếc là ngay sau đó, bác sĩ thông báo Diêu Đức Phân đã qua đời ở tuổi 41.