Cuộc đối đầu giữa hai quốc gia này sẽ có ý nghĩa sống còn với thị trường dầu mỏ
Cuộc hội đàm giữa thành viên OPEC và các nhà sản xuất dầu ngoài OPEC hôm chủ nhật đã thất bại về việc ngừng sản xuất dầu mỏ để trợ giá dầu phần lớn được cho là do xung đột giữa các thành viên Ả rập và Iran.
- 21-03-2016Iran gõ cửa Lục địa già
- 18-03-2016[Kinh tế học qua video] OPEC là gì?
- 11-03-2016Saudi Arabia đang "đùa với lửa"
Ả rập với vai trò lãnh đạo 13 nước thành viên trong nhóm OPEC khẳng định sẽ không đóng băng sản lượng nếu Iran không hành động. Nhưng Iran – thành viên vắng mặt trong buổi hội đàm đã nhắc lại lập luận: Iran không đóng băng sản lượng vì muốn dành được thị phần đã mất trong thời kỳ trừng phạt kinh tế.
Tội vạ đổ cho ai?
Với cương vị đứng mũi chịu sào, quyết định không cắt giảm sản lượng của Ả rập Xê-út cuối năm 2014 góp phần làm giá dầu lao dốc. Động thái này nằm trong chiến lược áp đảo đối thủ sản xuất dầu cạnh tranh như Mỹ.
Sau cuộc họp tại Doha vừa qua, Ả rập xê-út lại đổ tội cho Iran khiến cuộc hội đàm hôm chủ nhật thất bại. Tuy nhiên, Nga đã lên tiếng bảo vệ Iran và cho rằng mong muốn tất cả các quốc gia phải đóng băng sản lượng dầu của Ả rập là hoàn toàn vô lý. Đại diện Iran cho biết những người đề nghị Iran đóng băng sản lượng đã sai lầm khi nghĩ rằng Iran không có lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận.
Helima Croft, giám đốc chiến lược hàng hóa tại RBC Capital Markets cho hay, “Ả rập kiên quyết thúc đẩy thỏa thuận đóng băng sản lượng hồi tháng 1, bất chấp nỗ lực của Qatar và Kuwait – những đồng minh thân cận tại Hội đồng hợp tác vùng vịnh (GCC) chưa kể đến Iran.”
Chuyên viên phân tích dầu mỏ tại Natixis nhận định hành động của Ả rập chẳng khác nào ném đá dấu tay Iran. “Mọi người đều hy vọng Iran không cắt giảm và đóng băng sản lượng và chắc chắn Ả rập nhận thức được điều đó.”
OPEC chịu ảnh hưởng ra sao?
Cuộc hội đàm thất bại đã được dự đoán trước phần nào. Trước đó, các chuyên gia phân tích thị trường dầu mỏ nhận định, cuộc ganh đua chính trị giữa hai ông lớn năng lượng Trung Đông sẽ nhấn chìm mọi cơ hội thỏa hiệp.
Không có tình bạn giữa hai quốc gia đặc biệt bị phân cách bởi tôn giáo, địa chính trị và tư tưởng như Ả rập và Iran. Có một cuộc chạy đua giành vị trí ưu thế giữa các nhánh khác nhau của đạo Hồi. Trong đó, Ả rập là trái tim của Hồi giáo Shunni, được vận hành trên tư tưởng quân chủ siêu bảo thủ, trong khi Iran theo cộng hòa Hồi giáo, là quê hương của đạo Hồi giáo Shia.
Bên cạnh đó, khác với Ả rập, Iran vốn có mối quan hệ căng thằng với phương Tây và lệnh trừng phạt liên quan đến chương trình hạt nhân mới chỉ được dỡ bỏ từ tháng 1.
Vụ hành quyết giáo sĩ Shi'ite đã đưa quan hệ ngoại giao giữa Iran và Ả rập đạt căng thẳng đỉnh điểm.
Căng thẳng ngoại giao giữa Ả rập và Iran cho thấy nỗ lực cân bằng thị trường còn quá xa vời trong khi khả năng Ả rập sẽ mở rộng nguồn cung kể vẫn còn bỏ ngỏ, giá dầu sẽ khó phát huy hiệu ứng của chính sách thắt chặt thị trường từ bây giờ cho tới năm 2017.
Một số thành viên OPEC tỏ vẻ lạc quan vào kết quả cuộc họp thành viên sắp tới. Tuy nhiên ông Croft vẫn rất hoài nghi. “Trừ khi Ả rập hoặc Iran thay máu, sẽ không có bất cứ một thay đổi nào trong tương lai. Cuối cùng, các quốc gia sẽ độc lập sản xuất mà không có một mô hình hợp tác hành động nào.”