Cuộc đối đầu không cân sức trên Phố Wall: Mất trắng 20 tỷ USD trong 1 tháng, giới bán khống cổ phiếu GameStop vẫn quyết không bỏ cuộc
Ihor Dusaniwsky – giám đốc điều hành phân tích dự báo của S3, cho biết: "Tôi nghe thấy mọi người không ngừng bàn tán rằng hầu hết các khoản bán khống GME đang được mua bù thiếu. Trên thực tế, dữ liệu cho thấy tổng số cổ phiếu bị bán khống lại không thay đổi nhiều đến vậy."
- 29-01-2021Cơn ác mộng của giới bán khống vẫn chưa dứt: GameStop mất 11 tỷ USD vốn hóa chỉ trong 1 phiên, nhưng lại hồi phục với tốc độ ngoạn mục
- 27-01-2021Cuộc chiến lạ lùng bất phân thắng bại trên TTCK Mỹ: Giới bán khống lỗ 6 tỷ USD vẫn không đầu hàng, "phe con bò" liên tục rót tiền đẩy giá cổ phiếu
- 26-01-2021'Hung hãn' như nhà đầu tư Reddit: Giận dữ vì cổ phiếu yêu thích bị đánh giá thấp, không ngại chi tiền để đẩy giá tăng gần 250% và 'vùi dập' giới bán khống
Sự bùng nổ của cổ phiếu GameStop đã khiến giới bán khống lỗ gần 20 tỷ USD trong tháng này. Dẫu vậy, nhóm nhà đầu tư này vẫn không có ý định đầu hàng.
Theo dữ liệu từ S3 Partners, các quỹ phòng hộ bán khống đã phải chịu khoản lỗ 19,75 tỷ USD khi đặt cược vào nhà bán lẻ game, bao gồm mức lỗ gần 8 tỷ USD chỉ trong ngày 29/1.
Tuy nhiên, nhóm nhà bán khống chủ yếu hiện vẫn đang giữ vị thế đặt cược giá xuống hoặc đang được thay thế bởi những quỹ khác sẵn sàng đặt cược cho cổ phiếu này. Theo S3, số lượng cổ phiếu GameStop đang được vay và bán khống đã giảm khoảng 5 triệu trong tuần trước, đánh dấu mức giảm 8% đối với tỷ lệ bán khống. Hầu hết các đợt mua bù thiếu (short covering) diễn ra vào ngày 28/1, khi cổ phiếu này giảm lần đầu tiên sau 6 ngày.
Tuần trước, quỹ phòng hộ nổi tiếng với những thương vụ bán khống - Melvin Capital, đã ghi nhận khoản lỗ đến 30%. Do đó, hôm 25/1, Melvin đã phải "cầu cứu" các tỷ phú sáng lập quỹ phòng hộ nổi tiếng là Ken Griffin và Steve Cohen. Tính đến ngày 26/1, mức lỗ của quỹ này tiếp tục tăng lên dù đã điều chỉnh danh mục đầu tư, nhưng đại diện của công ty không tiết lộ con số chính xác.
Ihor Dusaniwsky – giám đốc điều hành phân tích dự báo của S3, cho biết: "Tôi nghe thấy mọi người không ngừng bàn tán rằng hầu hết các khoản bán khống GME đang được mua bù thiếu. Trên thực tế, dữ liệu cho thấy tổng số cổ phiếu bị bán khống lại không thay đổi nhiều đến vậy."
Một tuần đầy biến động của GameStop khi chứng kiến các sự kiện: Vượt mốc 150 USD trong ngày 25/1; Elon Musk chia sẻ trên Twitter 'Gamestonk; Melvin Capital cho biết đã đóng vị thế bán khống với GME; Lao dốc mạnh khi bị các nhà môi giới hạn chế giao dịch; Robinhood nói lỏng hạn chế.
Ihor Dusaniwsky nói thêm trong một email: "Trong khi các giao dịch ‘bán khống giá trị’ được đặt ở GME trước đều bị buộc phải bán non, thì hầu hết các cổ phiếu đi vay lại tiếp tục bị bán khống bới những ‘cái tên’ mới."
Cùng nhiều cổ phiếu bị bán khống mạnh khác, GameStop tiếp tục tăng mạnh ở phiên ngày hôm qua, sau khi Robinhood cho biết đang tiếp tục giao dịch hạn chế các cổ phiếu này. Diễn biến tích cực này đã thúc đẩy mức tăng trong tuần này của GameStop lên hơn 400% và trong tháng này là 1.600%.
Cổ phiếu của hãng bán lẻ game đã trở "ngôi sao" trong phòng trò chuyện r/wallstreetbets của diễn đàn Reddit, với số lượng thành viên tăng lên nhanh chóng đạt hơn 5 triệu người. Các thành viên của nhóm này đã kêu gọi mua vào cổ phiếu cùng quyền chọn mua GameStop, kích hoạt đợt short squeeze lớn khiến các quỹ bán khống lỗ nặng.
Phí vay cổ phiếu GameStop – hoặc phí vay cổ phiếu với mục đích bán khống, đã tăng lên 29,32% đối với các giao dịch bán khống hiện có và 50% đối với các vị thế bán khống mới, S3 cho biết.
Dusaniwsky nói: "Nếu hầu hết các khoản đặt cược đã được mua bù thiếu, thì mức phí đi vay cổ phiếu sẽ không cao như thế này. Hiện tại, bạn có thể vay cổ phiếu GME ở mức 1 con số, do nguồn cung cho vay cổ phiếu tăng lên, nguyên nhân là cổ phiếu đi vay đang được trả lại sau những đợt ‘được cho là’ mua bù thiếu."
Dữ liệu của S3 cho thấy, GameStop vẫn là cổ phiếu có tỷ lệ bán khống nhiều nhất trên thị trường, với 113,31%.
Tham khảo CNBC