MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cuộc đời quá thăng trầm của bà Park Geun-hye

10-03-2017 - 15:10 PM | Tài chính quốc tế

Quãng đời ngày trẻ của bà Park Geun-hye trong Nhà Xanh bị phủ bóng bởi việc cha mẹ lần lượt bị ám sát. Quay lại đây với tư thế nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc nhưng cuối cùng bà phải ra đi khi chưa trọn nhiệm kỳ.

Ngày 10-3, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc thông qua quyết định luận tội bà Park Geun-hye mà quốc hội nước này đưa ra vào tháng 12 năm ngoái. Như vậy, bà bị truất phế do cáo buộc dính vào bê bối tham nhũng và lạm quyền.

Năm nay 65 tuổi, bà Park đồng thời là nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc và là tổng thống dân cử đầu tiên của nước này bị bãi chức.

Năm 1974: Mẹ bà Park mất mạng bởi viên đạn của một kẻ ám sát ủng hộ Triều Tiên. Viên đạn này lẽ ra dành cho cha bà, Tổng thống Park Chung-hee. Từ đó, bà Park đóng vai trò đệ nhất phu nhân thay mẹ.

Năm 1979: Cha bà Park bị giám đốc tình báo Hàn Quốc giết chết.

Bà Park (giữa) trong tấm ảnh chụp cùng cha mẹ khi nhỏ. Cha bà là cố Tổng thống Park Chung-hee. Ảnh: Reuters
Bà Park (giữa) trong tấm ảnh chụp cùng cha mẹ khi nhỏ. Cha bà là cố Tổng thống Park Chung-hee. Ảnh: Reuters

Bà Park trong những năm 1970. Sau khi mẹ bị ám sát, bà đóng vai trò đệ nhất phu nhân. Ảnh: Reuters
Bà Park trong những năm 1970. Sau khi mẹ bị ám sát, bà đóng vai trò đệ nhất phu nhân. Ảnh: Reuters

Năm 1998: Bà Park quay lại chính trường sau nhiều năm ẩn dật. Với lời hứa cứu đất nước khỏi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm đó, bà được bầu vào quốc hội.

Năm 2004: Bà Park trở thành lãnh đạo của đảng bảo thủ chính sai khi đảng này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội thời gian đó.

Năm 2012: Bà Park giành được vị trí đại diện đảng để ra tranh cử tổng thống. Sau đó, bà đánh bại ứng viên tự do Moon Jae-in.

Ngày 25-2-2013: Bà tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc và hứa hẹn mang đến một kỷ nguyên của hy vọng.

Ngày 16-4-2014: Thảm họa chìm phà Sewol xảy ra, giết chết 304 người (hầu hết là học sinh). Chính quyền bà Park bị chê trách là hành động chậm trễ khiến thương vong quá cao. Gần đây, báo chí Hàn Quốc lật lại vụ việc và chỉ ra nữ tổng thống đã “biến mất” bí ẩn trong nhiều giờ bất chấp thảm họa.

Bà Choi Soon-sil ở Seoul tháng 9-2014 Ảnh: SisaIN
Bà Choi Soon-sil ở Seoul tháng 9-2014 Ảnh: SisaIN

Ngày 25-10-2016: Nữ tổng thống xin lỗi công luận lần đầu tiên vì đã để người bạn lâu năm bà Choi Soon-sil sửa các bài phát biểu của mình trong những tháng đầu nhậm chức.

Ngày 31-10-2016: Công tố viên nhà nước bắt bà Choi với cáo buộc gây ảnh hưởng với công việc quốc gia.

Ngày 4-11-2016: Bà Park lên truyền hình xin lỗi lần thứ hai. Bà khẳng định sẽ nhận mọi trách nhiệm nếu có tội.

Ngày 20-11-2016: Bà Choi bị truy tố các tội danh lạm dụng quyền lực và lừa đảo.

Ngày 29-11-2016: Trong lần xin lỗi thứ ba trên truyền hình, bà Park đề nghị quốc hội quyết định cách thức và thời điểm để bà từ bỏ quyền lực.

Bà Park xin lỗi trên truyền hình ngày 29-11-2016. Ảnh: Reuters
Bà Park xin lỗi trên truyền hình ngày 29-11-2016. Ảnh: Reuters

Ngày 9-12-2016: Quốc hội thông qua quyết định luận tội bà Park. Bà bị tước mọi quyền lực tạm thời trong khi chờ Tòa án Hiến pháp ra phán quyết cuối cùng. Thủ tướng Hwang Kyo-ahn lên làm quyền tổng thống.

Ngày 17-2-2017: Phó chủ tịch kiêm người thừa kế sáng tập đoàn Samsung, ông Lee Jae-yong bị bắt vì nghi ngờ hối lộ và biển thủ. Đến ngày 28-2, ông này và 4 quan chức Samsung khác bị chính thức truy tố.

Ngày 6-3: Nhóm công tố viên đặc biệt nói bà Park thông đồng với bà Choi để nhận hối lộ từ tập đoàn Samsung. Sau khi bị truất phế và mất đi quyền miễn trừ truy tố, bà Park nhiều khả năng bị điều tra và truy tố.

Ngày 9-3: “Phiên tòa thế kỷ” xử ông Lee bắt đầu phiên đầu tiên. Ông bị cáo buộc nhiều tội danh, trong đó có cam kết ủng hộ các quỹ của bà Choi 43 tỉ won (37,24 triệu USD).

Ngày 10-3: Tòa án Hiến pháp thông qua quyết định luận tội của quốc hội, chính thức truất phế bà Park. Bà lập tức mất mọi quyền lực và phải rời khỏi Nhà Xanh.

Quang cảnh phiên tòa ngày 10-3, với 8 vị thẩm phán. Ảnh: Reuters
Quang cảnh phiên tòa ngày 10-3, với 8 vị thẩm phán. Ảnh: Reuters

Người dân chăm chú lắng nghe phán quyết bên ngoài Tòa án Hiến pháp. Ảnh: Reuters
Người dân chăm chú lắng nghe phán quyết bên ngoài Tòa án Hiến pháp. Ảnh: Reuters

Nhiều người vui mừng mở sâm-panh ăn mừng. Ảnh: Reuters
Nhiều người vui mừng mở sâm-panh ăn mừng. Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Theo Hải Ngọc

Người lao động

Trở lên trên