Cuộc hôn nhân của vua Bỉ và "cô bé Lọ Lem": Không một mụn con sau 5 lần sảy thai, sóng gió bủa vây nhưng tình yêu chưa từng lung lay
Giữa chốn thâm cung nội chiến vẫn có những tình yêu son sắt khiến hậu thế nhiều đời sau cũng phải trầm trồ ngưỡng mộ, đó là tình yêu của Vua Bỉ Baudouin và vợ là Fabiola.
- 06-02-2020Những đổi thay đáng kinh ngạc của các thành viên Hoàng gia Anh trong 10 năm qua: Con cháu đã lớn khôn nhưng Nữ hoàng Elizabeth II chẳng hề thay đổi!
- 01-02-2020Công chúa xinh đẹp nhất Nhật Bản lại gây chú ý với nhan sắc "đẹp hơn hoa" và thông báo gây sốc của hoàng gia
- 31-01-2020Bạn thân tiết lộ thông tin bất ngờ đằng sau quyết định dứt áo ra đi, rời khỏi hoàng gia Anh của nhà Harry - Meghan Markle
Cung điện hoàng gia nhìn bên ngoài nguy nga, lộng lẫy nhưng cuộc sống bên trong đó thì chưa chắc lung linh như bên ngoài. Thế nhưng, giữa chốn thâm cung nội chiến vẫn có những tình yêu son sắt khiến hậu thế nhiều đời sau cũng phải trầm trồ ngưỡng mộ. Đó chính là chuyện tinh của vợ chồng nhà Vua Bỉ Baudouin (1930-1993) và vợ của ông là Fabiola (1925-2014).
Giống như bất kì đôi lứa nào khác, Vua Baudouin và bà Fabiola cũng đã phải trải qua rất nhiều niềm vui, giông tố. Cặp đôi gặp được rất nhiều người trên đường đời, giúp họ định hình được tính cách, giá trị cũng như tình yêu của họ.
Hai tuổi thơ khốn khó
Từ khi còn nhỏ, Vua Baudouin đã phải gánh chịu nỗi đau mất ông nội là Vua Albert I trong một tai nạn trên núi và sự ra đi của mẹ ông, Nữ Hoàng Astrid qua đời vì tai nạn giao thông. Ông lớn lên khi Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra, trong thời gian gia đình ông trải qua các vụ đánh bom, trục xuất Đức quốc xã, buộc tội phản quốc và lưu đày. Chưa dừng lại ở đó, Vua Baudouin còn phải tập làm quen với cuộc sống cùng mẹ kế khi bố ông là Vua Leopold III tái hôn.
Vua Leopold III bị buộc phải thoái vị vì không được lòng dân và từ đó, Baudouin chính trở thành vua của nước Bỉ ở tuổi 21. Làm vua, có cả thiên hạ trong tay nhưng ông Baudouin luôn chìm trong nỗi buồn và cô đơn, không chỉ bởi vì những chuyện trong quá khứ mà còn do ông chịu đựng nhiều áp lực khi phải sống dưới ánh mắt soi mói của giới truyền thông. Họ chỉ chực chờ những sự kiện bùng nổ của hoàng gia như một đám cưới thế kỷ của nhà vua hoặc nếu không sẽ "đào mộ" lại những câu chuyện quá khứ của các nhân vật hoàng gia để thu hút độc giả.
Về phía Fabiola, tuổi thơ có vẻ không khác gì câu chuyện cổ tích nhưng điều này không kéo dài đến quãng đời niên thiếu của bà. Bà là 1 trong số 7 người con của một gia đình giàu có sống trong tòa lâu đài lộng lẫy ở Madrid, Tây Ban Nha. Bố mẹ cả Fabiola rất thân thiết với nhà vua Tây Ban Nha và nhà vua cùng giới quý tộc cũng thường lui tới nhà bà chơi.
Từ nhỏ, Fabiola được bố mẹ cho học rất nhiều về nghệ thuật, văn học và âm nhạc, giáo lý đạo Chúa để cầu nguyện cho người khác. Mỗi tối, cả nhà bà bao gồm bố mẹ, những đứa trẻ và người hầu đều tụ lại để cầu nguyện trước khi các đảng phái chính trị nổi dậy gây ra chiến tranh khiến cả gia đình bà phải lưu vong đến Thụy Sĩ. Dù hoàn cảnh khó khăn, Fabiola vẫn có thể tiếp tục việc học của mình.
Niềm vui và gian khó
Đến đây, có lẽ mọi người sẽ thắc mắc làm sao mà nhà vua trẻ và vợ của người có thể gặp được nhau khi cả hai dường như đang ở 2 phương trời khác biệt. Nhân duyên của họ được gắn kết tất cả là nhờ vào "bà mối".
Đức hồng y, khi đó là một giám mục, đã tuyển mộ một nữ tu người Ailen tên Veronica O'Brien làm người mai mối cho Vua Baudouin. Nhận lệnh, sơ Veronica đã tuyển một nữ y tá chuyên phục vụ cho quý tộc ở Tây Ban Nha để giúp một tay tìm kiếm nàng dâu cho hoàng gia Bỉ. Nữ y tá trẻ ấy không ai khác chính là Fabiola và bà lập tức nhận ra người đức vua tìm kiếm rất phù hợp với hình mẫu lý tưởng của mình là người Công giáo xuất thân từ tầng lớp quý tộc. Cặp đôi sau đó gặp gỡ và dần dần nảy sinh tình cảm với nhau.
Sau khi kết hôn, họ trở thành nhà Vua và Hoàng hậu của Vương quốc Bỉ, nơi thường bị chia cắt bởi các kẻ thủ hoàng gia khác. Với cương vị của mình, cả hai dành hết tâm huyết cho con dân, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn phải gánh chịu hậu quả của thảm họa thiên nhiên bao gồm lũ lụt, tai nạn máy bay...
Sau khi bước vào gia đình hoàng gia Bỉ, Hoàng hậu Fabiola được mọi người gọi là "cô bé Lọ Lem" nhằm so sánh cuộc đời bà giống với nhân vật trong chuyện cổ tích, chớp mắt đã cưới được nhà vua và trở thành mẫu nghi thiên hạ.
Từ đó, công chúng ở Bỉ và trên khắp thế giới đều không khó bắt gặp những khoảnh khắc tình cảm của vợ chồng Vua Baudouin. Mỗi khi ra ngoài cùng nhau, họ sẽ nắm chặt tay và thỉnh thoảng trao cho đối phương ánh mắt trìu mến, chứa chan tình yêu thương khiến ai cũng phải ghen tị. Khi làm các nhiệm vụ hoàng gia, nhà vua cũng không quên liếc mắt sang nhìn vợ.
Trong một số cuộc phỏng vấn, cánh phóng viên thường đặt câu hỏi về tình yêu, đơn cử như: "Vua và Hoàng hậu yêu nhau thế nào?" thì sẽ nhận được câu trả lời từ nhà vua rằng: "Chuyện đó chắc chỉ có chúng tôi mới biết được".
Vua Baudouin và Hoàng hậu Fabiola luôn mơ về một gia đình lớn tràn ngập tiếng cười trẻ con. Tiếc thay, Hoàng hậu mang thai được 5 lần nhưng sảy cả 5 chỉ sau vài tháng đậu thai. Khi đó, cả hai đều không oán trách số phận mà thay vào đó, họ chấp nhận nó và tiếp tục tiến về phía trước.
Mỗi lần vợ sảy thai, nhà vua rất đau khổ nhưng đến khi không giữ được đứa con thứ 5, ông mới không cho phép vợ đánh đổi tính mạng để mang thai nữa.
"Mọi người cũng biết chúng tôi không có con, điều đó có nghĩa là trong trái tim chúng tôi có nhiều khoảng trống để chứa đựng tình yêu thương nhiều hơn cho người khác. Hãy để chúng tôi yêu thương tất cả mọi người và trẻ em" - Vua Baudouin nói với hoàng gia.
Động lực giúp Vua Baudouin và Hoàng hậu Fabiola có thể vượt qua tất cả bao gồm niềm vui lẫn nỗi buồn chính là tình yêu cao cả mà họ dành cho đối phương. Bất chấp những phe thù địch tổ chức biểu tình tạo áp lực nhằm yêu cầu Vua Baudouin và Hoàng hậu Fabiola thoái vị vì không thể sinh ra người thừa kế, họ vẫn nắm chặt tay nhau đi qua giông bão.
Năm 1990, dự luật cho phép phá thai đứng trước ngưỡng được Quốc hội thông qua khiến cặp đôi hoàng gia không khỏi lo lắng. Trong suốt cuộc đời mình, cả hai mong mỏi sinh được con nhưng lại nhiều lần chứng kiến các con của mình chết từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Vua Baudouin sử dụng tất cả quyền lực của mình để ngăn cản Quốc hội thông qua dự luật. Tuy nhiên, nội các lại từ chối yêu cầu của nhà vua và đẩy nhanh tiến trình thông qua và áp dụng dự luật.
Bị dồn đến chân tường, vợ chồng Vua Baudouin đã quyết định làm một việc trọng đại chưa từng có trong lịch sử hoàng gia. Năm 2008, Hoàng hậu Fabiola lần đầu tiên công khai chia sẻ về nỗi đau mất con.
"Tôi biết, bản thân tôi đã mất đi 5 đứa con. Bạn sẽ học được điều gì đó nếu như trải qua điều tương tự. Tôi có vấn đề trong tất cả những lần mang thai nhưng bạn biết đó, cuối cùng thì cuộc sống này vẫn rất tuyệt vời" - Hoàng hậu Fabiola trải lòng với cả thế giới.
Dù rất đau lòng vì không thể có con nhưng vợ chồng Vua Baudouin không cho phép nỗi buồn này ảnh hưởng đến cuộc đời họ. Mỗi ngày trôi qua, họ vẫn dành trọn cho nhau tình yêu thương, cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau già đi.
Đối với vợ, Vua Baudouin từng nói với bà rằng: "Đừng quan tâm tới việc em không thể sinh con. Vợ chồng chúng ta có thể biến tình yêu nhỏ thành tình yêu lớn dành cho những trẻ em khác". Để trấn an vợ, Vua Baudouin vào năm 40 tuổi đã quyết định sẽ nhường ngôi lại cho em trai là Hoàng tử Albert sau khi ông qua đời.
Khi không còn đặt nặng chuyện sinh con nối dõi, 2 vợ chồng Vua Baudouin thực hiện lời mình nói, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, như chống tệ nạn mại dâm, đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ ở các nước đang phát triển... Họ như hình với bóng, đi đâu, làm gì cũng cùng nhau.
Năm 1993, sức khỏe của Vua Baudouin chuyển biến xấu vì ảnh hưởng từ cuộc phẫu thuật tim nghiêm trọng nhiều năm về trước. Trong suốt những năm tháng cuối đời của chồng, Hoàng hậu Fabiola luôn túc trực bên giường bệnh để chăm sóc, động viện và cùng ông vượt qua đau đớn bệnh tật. Đó cũng là khoảng thời gian họ gắn kết hơn bao giờ hết.
Thế nhưng, điều gì đến cũng phải đến, Vua Baudouin lên cơn đau tim rồi qua đời ngay trong chuyến đi nghỉ dưỡng ở biển với vợ ở Motril, Andalusia, vào ngày 31/7/1993. Hầu hết tất cả những người đứng đầu giới chức trách đều đến dự đám tang của Vua Baudouin. Họ bị ấn tượng và cảm động trước tình yêu của Hoàng hậu Fabiola dành cho nhà vua quá cố. Bà mặc chiếc đầm trắng tinh khôi, ngân nga khúc hát đưa tiễn chồng về với vòng tay của Chúa.
Vào giỗ đầu của Vua Baudouin, Hoàng hậu Fabiola đã công bố nội dung những lời cầu nguyện mà bà và chồng lúc sinh thời thường gửi đến Chúa mỗi ngày từ sau khi kết hôn. Qua đó, công chúng có thể thấy được rằng chính đức tin đã giúp cho tình yêu của họ bền chặt và trường tồn theo năm tháng, dù cho 1 trong 2 người đã không còn sống trên đời này nữa.
(Nguồn: Aleteia, QQ)
Nhịp Sống Việt