MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cuộc khủng hoảng 'học sinh không đến trường' ở Mỹ

31-03-2024 - 18:24 PM | Tài chính quốc tế

Có nhiều lý do cho vấn để không đến lớp ở Mỹ: bệnh tật, sức khỏe, tâm lý, vấn đề đi lại cũng như văn hóa giáo dục trong thời kỳ đại dịch.

Cuộc khủng hoảng 'học sinh không đến trường' ở Mỹ- Ảnh 1.

Học sinh tới trường tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo tờ New York Times ngày 30/3, vài năm trước, một hiện tượng đáng lo ngại bắt đầu lan rộng trong nền giáo dục Mỹ: Học sinh không đến trường.

Điều này không có gì đặc biệt và quá ngạc nhiên. Các trường học đã đóng cửa vào mùa xuân năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bắt đầu lan rộng và một số trường học không mở cửa trở lại hoàn toàn cho đến mùa thu năm 2021.

Việc kiểm dịch đối với COVID-19 vẫn còn phổ biến. Nhiều người nghĩ rằng sẽ mất khoảng thời gian để thiết lập lại các thói quen đến trường trước đó.

Nhưng điều đáng ngạc nhiên là tình hình đã thay đổi rất ít kể từ sau khi đại dịch được kiểm soát. Trước đại dịch, khoảng 15% học sinh Mỹ vắng mặt thường xuyên ở lớp, có nghĩa là nghỉ học trung bình 18 ngày trong năm học vì bất kỳ lý do gì. Đến năm học 2021-2022, con số đó đã tăng vọt lên 28%. Năm học vừa qua, số học sinh không đến trường ở mức 26%.

Trong các cuộc phỏng vấn, nhiều nhà giáo dục cho biết vấn đề trên vẫn tiếp diễn trong năm học này.

Theo các lãnh đạo nhà trường, cố vấn, nhà nghiên cứu và phụ huynh, có nhiều lý do cho vấn để bỏ học tại lớp: bệnh tật, sức khỏe, tâm lý, vấn đề đi lại. Nhưng đằng sau tất cả là sự thay đổi cơ bản về giá trị mà các gia đình đặt vào trường học cũng như văn hóa giáo dục trong thời kỳ đại dịch.

Ở một mức độ nào đó, đây là một vấn đề mà xã hội nói chung phải đối mặt kể từ sau đại dịch. Bất cứ ai làm việc trong một văn phòng có chính sách làm việc từ xa (trực tuyến) linh hoạt đều sẽ quen với cảm giác: Bạn chăm chỉ có mặt nhưng đồng nghiệp lại không có mặt. Vấn đề ở đây là gì?

Điều gì đó tương tự có thể đang diễn ra ở trường học.

Mặc dù các trường học vẫn mở cửa, các lớp học trực tiếp và các hoạt động thể thao cũng như ngoại khóa khác đã hoạt động trở lại đầy đủ, nhưng sự ổn định trước đó dường như đã thay đổi.

Một vấn đề khác là giáo viên cũng ít lên lớp hơn, thường là do kiệt sức trong công việc hoặc do khó khăn vì kể từ sau đại dịch, nhiều người thực sự phải ở nhà khi họ bị ốm.

Ngoài ra, một số trường vẫn duy trì chính sách thời đại dịch của họ đối với việc học trực tuyến, tạo ảo tưởng rằng việc học trực tiếp trên lớp là không cần thiết.

Tỷ lệ học sinh nghỉ học nhiều ngày giúp giải thích lý do tại sao học sinh Mỹ nói chung không thể bù đắp được những lỗ hổng kiến thức trong học tập do đại dịch. Những học sinh tụt hậu trong học tập có thể không muốn đến trường, nhưng việc nghỉ học cũng khiến các em càng bị hổng kiến thức.

Theo Vũ Thanh

Báo Tin Tức

Trở lên trên