Cuộc "mặc cả" chưa từng tiết lộ và cách “bật” bài bản của cô vợ nổi tiếng lịch sử dám chủ động ly hôn rồi đòi tiền từ chồng Hoàng đế
Chuyện ly hôn của Thục phi Văn Tú và Hoàng đế Phổ Nghi đã từng được lưu truyền. Tuy nhiên, chi tiết nhà vua phải đi "mặc cả" tiền trợ cấp với vợ cũ thật khiến người ta phải lắc đầu ngán ngẩm.
- 05-10-2019Ai sở hữu tướng tay này, bất kể đàn ông hay phụ nữ đều một đời hưởng vinh hoa phú quý, đại phúc đại quý, vượng phu vương thê
- 05-10-20191 năm đọc 200 cuốn sách nhưng chẳng thấy được tác dụng gì: Cuộc sống không phải cha mẹ, không vì bạn tích cực làm một việc gì đó mà ban thưởng lại cho bạn
- 05-10-2019Nghe xong 7 lý do này, bạn sẽ hiểu tại sao tập thiền tốt cho trí óc ngang với tập thể dục dù chỉ ngồi 1 chỗ
Có lẽ, trong số chúng ta đã từng nghe đến câu chuyện hài hước về người phụ nữ duy nhất của thời phong kiến Trung Hoa chủ động ly hôn chồng. Không những thế, có tin đồn bà làm cả thiên hạ choáng váng với lý do ly hôn là vì chồng "yếu sinh lý".
Vụ ly hôn khiến người làm Hoàng đế cũng đứng không vững vàng
Năm 1931, Ngạch Nhĩ Đức Đặc Văn Tú người được biết đến với tên gọi Thục Phi Văn Tú của Phổ Nghi đệ đơn ly hôn Hoàng đế. Cũng chính điều này, bà được tặng luôn danh hiệu "Hoàng phi cách mạng" vì sự táo bạo của mình.
Thời điểm đó, ngành báo chí ở Thiên Tân và Bắc Kinh khá phát triển. Vụ ly hôn gây chấn động và trở thành đề tài được khai thác tối đa.
Theo lời kể của những hoạn quan nhà Thanh, năm 1922, Văn Tú vào cung và có mối quan hệ rất thân thiết với nhà vua. Thi thoảng, người ta lại bắt gặp hình ảnh bà cùng vua Phổ Nghi đi dạo trong cung điện và thảo luận về thơ ca. Khung cảnh tính ra cũng êm ả, khác xa những gì người ta tưởng tượng về chốn thâm xa vời.
Văn Tú vào cung năm 13 tuổi.
Tuy nhiên, hoàng hậu Uyển Dung lại rất không vừa mắt Văn Tú. Cậy mình là chính thất, Uyển Dung suốt ngày lên mặt với Văn Tú. Không chỉ chèn ép sau lưng mà thậm chí trước mặt Phổ Nghi, bà cũng chẳng hề nể nang gì. Văn Tú thậm chí còn chẳng được ngồi cùng bàn với Hoàng đế, Hoàng hậu khi ăn cơm mà phải ăn một mình. Khi đó, Phổ Nghi thương xót nên mời thầy dạy tiếng Anh đến. Văn Tú tiếp xúc với những sự tân tiến giúp hiểu biết của bà cởi mở hơn.
Biến cố xảy đến vào năm 1924, Hoàng thất nhà Thanh bị quân phiệt Phùng Ngọc Tường ép rời khỏi Hoàng cung, kết thúc thời kỳ hoàng kim. Vua cùng Hoàng hậu và các phi tần phải rời khỏi cung. Cũng trong giai đoạn này, mâu thuẫn giữa Văn Tú và Phổ Nghi trở nên quyết liệt. Mọi chuyện bắt nguồn từ việc Phổ Nghi muốn kêu gọi sự tương trợ của Nhật Bản nhưng Văn Tú lại khuyên vua nên nghĩ lại.
Cáu kỉnh vì bị đàn bà con gái can thiệp chuyện quốc gia, Phổ Nghi ghét bỏ Văn Tú ra mặt, thậm chí còn cắt dần tiền bổng lộc hàng tháng.
Quá tuyệt vọng, Văn Tú đã tìm chị gái và quyết định ly hôn Hoàng đế Phổ Nghi. Họ đã mời Trương Thiệu Tằng cùng các luật sư nổi tiếng khác thời điểm ấy đứng ra lo liệu giúp.
Hai lá thư của luật sư cùng một lá thư từ chị gái Văn Tú được gửi đến Phổ Nghi thông qua một hoạn quan. Trong đó nêu rõ điều kiện ly hôn.
Nhìn thấy tờ đơn, Phổ Nghi bị sốc và choáng váng vô cùng. Thậm chí, ông còn cho rằng Văn Tú đang đùa: "Cô ấy thường nóng tính rồi nghe lời người ta xúi giục, chứ bình thường, Văn Tú chỉ thích lắng nghe thôi".
Hoàng đế Phổ Nghi.
Cuộc "mặc cả" đáng xấu hổ của vị Hoàng đế cuối cùng Trung Hoa
"Kiện Phổ Nghi ngược đãi Văn Tú đến mức không thể chịu đựng được nữa. Phổ Nghi mắc bệnh yếu sinh lý, ở cùng nhau 9 năm mà chưa từng sủng hạnh Văn Tú lần nào. Vì thế, Văn Tú quyết định ly hôn và yêu cầu Phổ Nghi phải cung cấp 500 ngàn tiền sinh hoạt phí".
Đây chính là nội dung trong đơn ly hôn mà Văn Tú đã gửi đến vua Phổ Nghi. Nó đúng là đòn đánh mạnh vào "mặt mũi" của ông. Thậm chí còn bóc trần từng lớp, từng lớp một uy danh mà Hoàng đế nghĩ đang mang.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là chuyện ông không có tiền để đáp ứng những điều mà vị phi tần đang đòi hỏi. Hoàng đế Phổ Nghi đi gặp mặt luật sư của Văn Tú và đưa ra ba điều kiện.
Điều 1: Sau khi Thục phi rời đi, không được tái giá.
Điều 2: Nhất định phải trở về nhà mẹ đẻ, không được tuỳ ý ở bên ngoài.
Điều 3: Thục phi về sau không được dùng bất cứ hình thức nào để thực hiện các hành vi làm tổn hại đến danh dự của Hoàng đế.
Ngoài ra, khoản tiền 500 nghìn NDT cấp dưỡng đó không được đáp ứng. Phổ Nghi chỉ có thể cho 30 nghìn thôi.
Hoàng đế Phổ Nghi và các bà vợ.
Phía Văn Tú nhất quyết không đồng ý, yêu cầu phải 500 nghìn NDT. Vị hoạn quan trung thành của Hoàng đế đã xin xỏ và cuối cùng, mức tiền được hạ xuống còn 150 nghìn.
Mang con số đã "mặc cả" xuống chỉ còn 150 nghìn về cho Phổ Nghi nhưng Hoàng đế này vẫn lắc đầu. Con số đó, hiện giờ ông chi không nổi. Cuối cùng, phía Văn Tú đành thỏa hiệp và khoản đó là 55 nghìn NDT nhưng phải được thanh toán trong một lần, dùng bằng tiền mặt.
Hoàng đế Phổ Nghi đã ký vào đơn ly hôn. Văn Tú nhận được hai tấm séc tổng cộng 55 nghìn NDT, tự giải thoát cuộc đời khỏi vị ông chồng Hoàng đế.
Khi sự việc này kết thúc, Phổ Nghi tức tối đăng báo bản Thượng dụ cho biết Thục phi tự ý ra ngoài, vi phạm di huấn của tổ tiên nên bị xóa bỏ tước vị, phế làm thứ dân.
Thục phi Văn Tú đã thành công ly hôn Hoàng đế.
Sau ly hôn, cuộc đời hai người rẽ hai hướng chẳng còn liên quan gì đến nhau nữa. Văn Tú về Bắc Bình dạy học rồi sau đó cưới một người chồng khác, sống với nhau đến cuối đời dù nghèo khó nhưng vui vẻ, hạnh phúc.
Đúng là cuộc đời của một phi tần bạc phận. Tuy nhiên, cái khiến người ta phải ngưỡng mộ là bà dám đứng lên ly dị Hoàng đế, giải thoát mình khỏi một cuộc hôn nhân không tình yêu, sống trong đau khổ suốt nhiều năm. Ai nói lấy Hoàng đế là sướng? Cuộc đời của Văn Tú đã chứng minh những điều hoàn toàn trái ngược.
Trong xã hội thời đó, việc làm của Văn Tú chắc chắn khiến tất cả phải xôn xao. Nó là điều chưa từng có tiền lệ, đánh thẳng vào bộ mặt của đàn ông mà trong xã hội cũ, họ luôn coi trọng nhất. Người bị đâm đơn ly hôn lại là Hoàng đế. Tuy nhiên, câu chuyện này cũng chính là một minh chứng về sự "dám nghĩ dám làm" của người phụ nữ.
Khi đã tuyệt vọng vào một người đàn ông, họ có thể làm những chuyện xưa nay chẳng ai ngờ được. Phụ nữ luôn khao khát hạnh phúc nhưng một khi nó quá xa vời thì họ sẽ phá nát tất cả để bắt đầu lại cuộc sống mới cho mình.
Nguồn: Sohu, Sina
Nhịp sống Việt