Cuộc sống “đen” giữa lòng Sài Gòn hiện đại
Giữa một Trung tâm hành chính, hiện đại đứng đầu của cả nước là Sài Gòn, ai cũng không khỏi bàng hoàng, vỡ mộng khi đặt chân đến khu ổ chuột, nơi mà người ta còn gọi là “xóm nước đen” lại có cuộc sống khổ sở như thế. Những căn nhà tạm bợ, đông đúc, đi vệ sinh là một vấn đề kinh khủng, không nhà nào có cầu tự hủy, cả khu đi chung “cầu tõm” tập thể, tạo nên mùi hôi thối và mất vệ sinh kinh khủng.
Dọc theo các dòng kênh Đôi, kênh Tẻ (Q.4, Q7, Q.8, Bình Thạnh) ở Sài Gòn có hàng ngàn căn nhà chỉ che chắn tạm bợ bằng vật liệu như tôn, ván gỗ tồn tại từ hàng chục năm qua nên hầu hết đều đã xuống cấp trầm trọng.
Cuộc sống trong các “xóm nước đen” này chủ yếu là người dân lao động nghèo, làm đủ thứ nghề để kiếm sống, từ buôn thúng bán bưng, làm thuê, bốc vác, bán vé số, nhặt ve chai…
Theo thống kê của Sở Xây dựng, phần lớn trong số hơn 20.000 căn nhà này tập trung tại quận 4, 7, 8, và Bình Thạnh… với hàng chục ngàn hộ dân nhiều năm qua sinh sống trong cảnh xập xệ, không đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.
Cũng vì hoàn cảnh cuộc sống còn quá khó khăn, không có tiền di dời đi nơi khác nên nhiều hộ gia đình đều phải sống trên một dòng sông “đen” ô nhiễm nặng nề.
Hầu hết các nhà đều được lắp ghép, chắp vá bằng những vật liệu như gỗ, tôn cũ
Qua bao năm tháng, những mảnh tôn cũ kỹ giờ đã rỉ sét, xuống cấp nghiêm trọng.
Hầu hết những khu ổ chuột này đều không có nhà vệ sinh, tất cả nguồn thải đều dồn hết xuống kênh rạch qua chiếc “cầu tõm” tạm bợ.
Rác thải đóng thành cụm, bốc mùi hôi thối nặng nề.
Hầu hết những người dân sống ở đây đều là người dân lao động có hoàn cảnh khó khăn và những người nhập cư ở các tỉnh lên sinh sống bằng đủ thứ nghề buôn thúng bán bưng, làm thuê, bốc vác, bán vé số,…
Nguồn nước ô nhiễm nặng nề, thiếu nhà vệ sinh, nước thải sinh hoạt xả trực tiếp xuống kênh rạch làm mức độ ô nhiễm ngày càng tăng, gây ngập úng.
Cuộc sống trong khu ổ chuột của người dân nơi đây luôn trong tình trạng thiếu ánh sáng.
Hàng ngày, họ phải đi mua nước sạch để dùng cho việc nấu nướng.
Vì cuộc sống khó khăn, những đứa trẻ đã quá quen thuộc với cuộc sống quanh quẩn trong "xóm nước đen" như thế này và chúng cứ tự nhiên lớn lên mà không mà biết được cuộc sống hiện đại bên ngoài như thế nào.
Theo Phó chủ tịch UBND TP Lê Văn Khoa, nhà tạm bợ nằm trên và ven kênh rạch là “một tồn tại của lịch sử phát triển đô thị trên địa bàn TP mấy chục năm qua”. Để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, Thành phố cần tập trung nguồn lực để chỉnh trang.
Hình ảnh khu xóm nước đen năm xưa (khu vực Cầu Kiệu, Phú Nhuận) đã được “lột xác” thay vào đó là hình ảnh dãy phố uốn lượn bên dòng sông xanh dọc theo kênh Nhiêu lộc là một khung cảnh đẹp của Thành phố.
Vietnamnet