MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cuộc sống khác biệt của người anh triệu phú và người em bần hàn tiết lộ 3 lý do khiến người nghèo mãi nghèo

30-09-2020 - 23:26 PM | Sống

Tư duy kiếm tiền của một người sẽ quyết định người đó trở thành người nghèo hay người giàu. Một khi bạn có tư duy giàu có của người giàu thì thành công đối với bạn chỉ là vấn đề thời gian.

Có câu chuyện như sau: Trong một gia đình ở Anh Quốc, có 2 anh em tên là Ivan và David với hai số phận trái ngược nhau. David là người em có hoàn cảnh rất nghèo. Ông làm những công việc lặt vặt và thu nhập thấp, do ông đã ngoài 50 nên không xin được các công việc nhàn hạ. David đã quyết định không kết hôn do không có nhà ở, không có tiền tiết kiệm, không có nơi ở cố định, thứ ông có chỉ là một chiếc xe kéo được sửa tạm bợ như chính cuộc đời của ông vậy.

Trái ngược với David, người đang vật lộn ngoài đời để kiếm miếng ăn, anh trai ông là một người giàu có tên là Ivan, tài sản của ông ấy trị giá hàng chục triệu bảng Anh, Ivan là một nhà đầu tư, nhà từ thiện và ông ấy nổi tiếng nhân hậu và xuất chúng.

Nhìn anh mình giàu có còn mình thì nghèo khó, David xấu hổ và cắt đứt quan hệ với anh mình.

Để xoa dịu mâu thuẫn giữa hai anh em, cả hai quyết định dành vài ngày để trải nghiệm cuộc sống của nhau.

Quá trình trải nghiệm này đã được một đạo diễn dựng thành phim tài liệu với tên gọi "Anh giàu em nghèo". Nhưng tôi không ở đây để viết về tình anh em của họ. Tôi muốn phân tích, đâu là yếu tố khiến anh cả giàu và em nghèo?

Bạn biết đấy, Ivan và David là anh em ruột, ăn học đàng hoàng như nhau và thậm chí cả quá trình trưởng thành của họ cũng thế.

Bản chất, cậu em có những tài năng không hề kém cạnh anh trai. Hồi còn trẻ, David thường kiếm tiền bằng cách bán lại một số đồ không dùng đến và anh ấy rất có đầu óc kinh doanh. Sau này, khi bắt tay kinh doanh với giới thượng lưu, anh ấy có thể nói chuyện mà không hề tỏ ra tự ti, ngượng ngùng.

Thực sự rất khó chấp nhận khi IQ, EQ và kinh nghiệm thời thơ ấu của hai người đều ngang nhau, nhưng Ivan trở thành người ưu tú, trong khi David trở nên bình thường.

Nguyên nhân gây nên sự trái ngược này là do nhận thức khác nhau về sự giàu có và thế giới xung quanh. Vậy người giàu đã trở nên giàu có như thế nào?

Cuộc sống khác biệt của người anh triệu phú và người em bần hàn tiết lộ 3 lý do khiến người nghèo mãi nghèo - Ảnh 1.

1. Người nghèo nhìn đời bằng con mắt tiêu cực còn người giàu nhìn bằng ánh mắt tích cực

Người em nói rằng những người giàu đều là những tên tư bản xấu xa, chuyên làm giàu bằng cách bóc lột sức lao động của người nghèo.

Khi người em trai trải qua cuộc sống của anh trai mình, một lần, khi hai người vừa rời khỏi một bữa tiệc thượng lưu, người anh trai hỏi em trai: "Em có thích họ không?" Người em nói: "Em ghét họ."

"Tại sao?"

"Bởi vì họ quá giàu, điều đó khiến em chán ghét."

Trong mắt người em, người giàu không có cái gì tốt, tất cả đều là đạp lên máu và nước mắt của người nghèo để kiếm tiền.

Ngược lại, anh trai là người theo chủ nghĩa thực dụng và dám nghĩ dám làm. Ngay từ khi còn trẻ, anh đã tích cực kiếm tiền và tích cực lao động. Năm 21 tuổi, Ivan đã làm ra những đồng tiền đầu tiên, nhưng ông không phung phí cũng như không hài lòng với nó mà tiếp tục đầu tư. Không mất nhiều thời gian, ông đã kiếm được 10 triệu bảng đầu tiên trong đời. Nhưng ông ấy vẫn không đặt ra giới hạn và cố gắng theo đuổi sự giàu có và mở rộng kinh doanh của mình.

Người em nghĩ rằng giàu có là tội lỗi khi bóc lột người yếu thế hơn. Nhưng người anh lại không nghĩ như vậy, ông cảm thấy rằng giàu có là tốt và ông sẽ trở nên giàu có.

Sự chênh lệch về tư duy quá lớn dẫn đến những mục tiêu khác nhau. Các mục tiêu khác nhau dẫn đến những nỗ lực khác nhau. Vì vậy, người giàu kẻ nghèo không phải là chuyện quá lạ.

Cuộc sống khác biệt của người anh triệu phú và người em bần hàn tiết lộ 3 lý do khiến người nghèo mãi nghèo - Ảnh 2.

2. Người nghèo sống trong ảo giác tự ái, người giàu sống thực tế

David dù ham của cải nhưng anh ta không dám thực hiện tham vọng trở nên giàu có. Suốt ngày, ông đều sống trong mộng tưởng, cảm thấy mình thật xui xẻo. Lần đầu tiên ông ta phủ nhận thành tích của anh trai mình và cảm thấy lý do anh trai mình trở nên giàu có chỉ là một may mắn.

Khi anh trai trải qua cuộc sống nghèo khó của em trai mình, có một chi tiết như sau:

Người em đang xây tường trên công trường, người anh hỏi: "Em làm việc ở nơi tăm tối này, có bao giờ em mơ rằng một ngày nào đó em sẽ thoát ra khỏi đây không?"

Em trai chấp nhận, cúi đầu không đáp.

Sau đó, anh trai nhận xét: "Thực tế, David vẫn quan tâm đến tiền bạc". Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều người như vậy trốn tránh thực tại. Họ ở trong trạng thái tưởng tượng rằng "thế giới vẩn đục và chỉ có một mình tôi".

Họ cũng thích tô vẽ những lựa chọn mà họ không có quyền lựa chọn: có tiền lúc nào cũng hạnh phúc không? Người giàu không gặp đau khổ hay sao?

Trong tiềm thức của người nghèo, họ thường có tâm lý "thế giới nên cư xử như tôi nghĩ" và "những người phản đối tôi là thấp kém". Nhưng ở mức độ ý thức, anh cũng biết rằng để chứng minh mình đúng, anh phải nói bằng kết quả. Nhưng thực tế quá phũ phàng. Khi bạn làm việc chăm chỉ, bạn sẽ không tránh khỏi va chạm và bị thế giới bên ngoài phủ nhận công sức bạn bỏ ra. Họ không thể chịu được điều này. Vì vậy, đơn giản, họ sử dụng "sự lười biếng" để bảo vệ mình. "Tôi không tệ, chỉ là tôi không làm việc đủ chăm chỉ.", "Nếu tôi làm việc đủ chăm chỉ, tôi cũng có thể làm được những gì anh trai tôi đã làm." Nói cách khác, họ luôn chìm đắm trong ảo tưởng "nếu tôi làm việc chăm chỉ, tôi cũng có thể làm được" và nhận được sự thỏa mãn tự ái từ nó.

Tuy nhiên, tưởng tượng dù sao cũng chỉ là tưởng tượng. Sau khi vỡ mộng, sự cay đắng và uất hận trên thực tế vẫn sẽ là vết tát hằn lên mặt người nghèo một cách tàn nhẫn.

Cuộc sống khác biệt của người anh triệu phú và người em bần hàn tiết lộ 3 lý do khiến người nghèo mãi nghèo - Ảnh 3.

3. Người nghèo cáu kỉnh và làm việc rất tùy hứng còn người giàu nghiên cứu kĩ càng mới thực hiện

David có một đặc điểm, đó là anh ấy dễ xúc động. Tất nhiên, một số người có thể gọi đó là "bộc lộ cảm xúc thật" và "thẳng thắn". Nhưng xin lỗi, đây là biểu hiện của sự thiếu kiềm chế. Khi trao đổi ý kiến ​​với người ngoài, chỉ cần đối phương không đồng ý với mình, anh ta sẽ lâm vào cảnh xấu hổ.

Một lần, anh trai muốn thuyết phục em mình tiến bộ nên nói: "Tình hình hiện tại của anh có khiến em cảm thấy tự ti không?"

Nhưng mà giọng nói vừa hạ xuống, người em liền mơ hồ cảm thấy không đúng, liền nói thêm: "Anh thấy vui lắm đúng không?"

Sự khác biệt về sự kiềm chế này không chỉ thể hiện ở cách đối xử với người khác mà còn ở cách "xử lý sự việc".

Người anh từ khi kiếm được những đồng tiền đầu tiên, anh ấy đã dấn thân vào đầu tư và thương mại. Phải đến khi tích lũy đủ vốn liếng, anh mới bắt đầu đi nơi khác lập nghiệp.

Ngược lại, người em lại yếu đuối.

Ba mươi năm trước, người em mới bước vào xã hội. Theo sự giới thiệu của gia đình, anh đã đăng ký học Cơ khí ô tô. Nhưng thay vì gắn bó với nó, anh ấy liên tục thay đổi công việc. Cho đến hôm nay, anh ấy hối hận: "Nếu như ngay từ đầu anh ấy không bỏ cuộc, thì anh sẽ như David hiện tại, có lẽ có một cửa hàng sửa chữa ô tô dây chuyền, có lẽ đã kết hôn rồi. Vì ý chí không vững nên người em đã thay đổi đường đi. Anh ta thử các công việc như giáo viên, nhân viên pha chế, diễn viên, nhân viên kinh doanh, nhà hoạt động chính trị, đại lý bất động sản...

David, người không có kỷ luật bản thân, thích phàn nàn và thích trốn tránh thực tế, thậm chí nhận thức của anh ấy còn khá thiên lệch. Dù chỉ số IQ cao đến đâu, e rằng cũng khó tiến lên.

Cuối phim là đêm cuối cùng hai anh em ở bên nhau. Người em đưa anh trai đi gặp một số người bạn thân của mình.

Theo như David kể, có những người quen trong đêm đó, hay chính xác hơn là những người đang thất vọng như anh ấy. Họ tự làm tê liệt bản thân do dùng chất kích thích. Họ ngồi với nhau, hôm nay mắng cái này, mai than phiền cái kia. Đêm đó, Ivan ngồi giữa, chịu đựng những lời phàn nàn và lí sự cùn của họ.

Sau ngày hôm đó, Ivan quyết định rời xa em trai mình và quay trở lại cuộc sống thượng lưu. Anh ấy nói trong tuyệt vọng rằng: " Tôi biết rằng mình không thể cứu được David."

Nếu bạn cho rằng người giàu đáng ghét thì sự giàu có sẽ tự nhiên rời bỏ bạn. Bạn nghĩ rằng trốn tránh là "liều thuốc giải độc" và tự phụ là "lẽ phải" thì tư duy của bạn đã hết đường cứu chữa.

Một nhà kinh doanh đã nói rằng: Sự khác biệt cơ bản giữa người nghèo và người giàu nằm ở suy nghĩ. Ngay cả khi bạn biến một người giàu thành một người nghèo rớt mồng tơi, anh ta có thể giàu có trở lại trong một thời gian ngắn bằng tư duy của chính mình.

Thật vậy, tư duy kiếm tiền của một người sẽ quyết định người đó trở thành người nghèo hay người giàu. Một khi bạn có tư duy giàu có của người giàu thì thành công đối với bạn chỉ là vấn đề thời gian.

Lý do mà những người giàu có thể kiếm được nhiều tiền hơn cũng là vì họ có tư duy kiếm tiền và khả năng quản lý tài chính siêu phàm, làm việc âm thầm cho các mục tiêu của riêng họ, không oán trách vô cớ, không bao biện cho cái lười của bản thân. Do đó, nếu bạn muốn trở thành một người giàu có, bạn cần thoát khỏi suy nghĩ của những người nghèo, học hỏi tư duy kiếm tiền của những người giàu, hành động để đạt được thành công.



Theo Xuân Thạo

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên