Cuộc sống ở thị trấn cao nhất thế giới: Vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt, chịu ô nhiễm nặng nề nhưng người người đổ xô đến cư trú
La Rinconada, Peru, là nơi định cư cao nhất thế giới nhưng chỉ những cá nhân cứng cỏi mới có thể trụ lại.
- 10-06-2022Khám phá thánh địa trên cao ở Himalaya cùng chàng trai Hà thành: Phải có thuốc chống sốc!
- 09-06-2022Kỳ lạ cổ trấn nổi trên mặt nước ở Trung Quốc: Chỉ di chuyển bằng thuyền, là thiên đường dành cho phái nữ muốn giảm cân
- 09-06-2022Hành trình của cụ ông 83 tuổi người Nhật Bản một mình vượt Thái Bình Dương trong 2 tháng: ''Đừng để ước mơ của bạn chỉ là ước mơ''
La Rinconada ở Peru là địa điểm có con người định cư cao nhất thế giới - hơn 5.000m trên mực nước biển. Nơi đây cũng ở hữu điều kiện sống khắc nghiệt hàng đầu mà nhân loại từng biết đến.
Mặc dù vậy, nó vẫn có hàng chục nghìn cư dân cứng cỏi nhất trụ lại. Thị trấn nằm trên đỉnh Ananea thuộc dãy Andes, Peru. Phần lớn thời gian trong năm tại đây trải qua nhiệt độ dưới 0.
Nhiếp ảnh gia Walker Dawson đã dành một chuyến đi tới La Rinconada để khám phá cuộc sống con người tại nơi tận cùng Trái Đất này.
La Rinconada là một trong những vùng hẻo lánh và cô lập nhất thế giới.
Lối duy nhất để tiếp cận thị trấn là con đường độc đạo hiểm trở, cheo leo, phủ toàn cỏ, đá và băng. Một chuyến đi đến đây có thể mất tới nhiều ngày.
Du khách cũng né xa địa điểm hẻo lánh này - nó thiếu hoàn toàn khách sạn, bệnh viện. Chính quyền thì gần như không hiện diện tại đây.
Vì độ cao, không khí ở đây quá loãng và vô cùng khó thở cho du khách cũng như người ngoài. Đối với những cá nhân bình thường, chỉ cần ở 3.000m là sẽ cảm nhận được hiện tượng "say độ cao" do thiếu dưỡng khí. Tuy vậy, cư dân thị trấn đã quen với điều kiện khắc nghiệt trên.
Điều kiện tồi tệ nơi đây chỉ "chứa chấp" những người cứng cỏi nhất. Xương sống kinh tế của cả thị trấn là các mỏ vàng đào vào trong lòng núi.
Từ năm 2001 đến 2009, giá vàng gia tăng 235% - tỉ lệ thuận với dân số của vùng. Khi giá kim loại quý này tiếp tục leo thang, số người định cư tại La Rinconada đã lên tới 50.000 vào 2012.
Phần lớn dân số là những người Peru lạc quan vào tương lai của mỏ vàng. Do không được quản lý, các thợ mỏ nơi đây không được trả theo cách truyền thống. Trái lại, họ nhận được tất cả số vàng họ tìm thấy vào ngày cuối cùng mỗi tháng.
Hoạt động đào vàng đã diễn ra hàng thế kỷ tại dãy Andes. Các thợ mỏ ở thị trấn phải leo núi 30 phút mỗi ngày đến nơi làm việc. Chưa kể, những khu mỏ thường chứa đầy khí độc như thủy ngân, cyanide và thiếu oxy.
Phụ nữ không được vào mỏ nên họ đảm nhiệm những công việc ngoài trời hoặc phụ trợ. Trong ảnh, người phụ nữ này đang rèn các dụng cụ kim loại chống đỡ đường hầm.
Thị trấn không có dòng nước chảy qua và việc xây dựng đường ống thoát là bất khả thi. Do đó, vấn đề xử lý rác thải hoàn toàn tùy ý cư dân.
Nhiều người chọn đốt rác hoặc chôn bên ngoài thị trấn.
Số khác thải ra bất kỳ nơi nào có thể.
Điều kiện vệ sinh tồi tệ và việc vận hành mỏ không được quản lý khiến đất đai nhiễm thủy ngân nặng. Vì vậy, cư dân cũng bị ngộ độc thứ kim loại này, ảnh hưởng tới hệ thần kinh và sức khỏe.
Internet hay viễn thông là xa xỉ nên người dân có những thú vui truyền thống. Họ thường tập trung tại các quán cà phê cho thợ mỏ hoặc tổ chức đá bóng.
Chiếc hồ đằng xa chảy vào thị trấn cũng nhiễm thủy ngân và cyanide nặng.
Nguồn:BI
Trí Thức Trẻ