Cuộc sống sinh viên của nam sinh 10 năm được bạn cõng đến trường: Cha bỏ việc ở quê ra ở cùng, muốn mở công ty riêng để tự lập
Đôi bạn 10 năm cõng nhau đến trường phải tạm chia xa sau khi biết điểm. Nhiều người lo lắng cho cuộc sống của Minh khi không có Hiếu, nhưng nhìn những gì cậu bạn này đang trải qua, thì dường như mọi thứ vẫn ổn...
- 01-11-2020"Công thức" buổi sáng của CEO Spotify - Daniel Ek: Ưu tiên cho gia đình, đọc sách, tập thể dục rồi mới bắt đầu công việc lúc 10:30
- 31-10-202030 thói quen đơn giản nhưng đem lại hiệu quả không ngờ cho cuộc sống, người muốn đổi đời nhất định nên thử
- 31-10-20203 bài học sống đắt giá từ cuốn sách được coi là "tuyệt tác binh thư": Nhiều người thua cuộc vì họ dành phần lớn thời gian để chiến đấu thay vì toan tính
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020, người ta nhắc nhiều đến 2 cậu học trò Minh Hiếu - Tất Minh suốt 10 năm trời cõng nhau đi học, cuối cùng trở thành học sinh giỏi tỉnh và thi tốt nghiệp trên 28 điểm.
Hai cậu bạn đã có dự định sẽ ở chung với nhau trên Hà Nội, rồi Minh Hiếu sẽ cõng bạn mình đến trường. Tuy nhiên, Hiếu thiếu mất 0,25 điểm cho nguyện vọng 1 nên đành xuống Thái Bình nhập học. Đôi bạn tạm thời xa nhau từ đó...
Nhưng nếu hỏi, Tất Minh khi không có bạn cõng sẽ thế nào?
Câu trả lời là Minh vẫn ổn! Cậu bạn đã nhập học trong tình cảm mến phục của mọi người, được trường Đại học cũng như bạn bè xung quanh giúp đỡ.
Minh đã trải qua những ngày tháng sinh viên đầu tiên, nhưng ở bên cậu bây giờ luôn có bố - người đã chuyển vào ký túc xá để tiện bề chăm sóc cho cậu trai. Minh cũng đã và đang trải qua những khó khăn của thời sinh viên, là điều tất yếu để cậu học trò 18 tuổi này học cách lớn lên và trưởng thành.
Minh trở thành sinh viên ngành Khoa học máy tính của trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Cuộc sống sinh viên của nam sinh Nguyễn Tất Minh
Một ngày sinh viên của Tất Minh
Như bao sinh viên khác, Tất Minh vào lớp lúc 6h45. Hôm tan sớm là 9h30, hôm học muộn là 11h30, cũng có hôm học thêm ca chiều đến 2h30 mới kết thúc.
Minh thường dậy từ 5h, rồi sửa soạn sách vở, ăn sáng và đi học. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã bố trí cho phòng của Minh ở tầng 1 với lối đi riêng được thiết kế với độ dốc vừa phải, giúp xe lăn có thể lên xuống dễ dàng.
Kí túc xá cách trường khoảng 500 mét, nhưng hôm nào 2 cha con cũng đi sớm hẳn 30 phút. Vì cậu biết những hôm học tầng 5, cha Minh phải leo rất vất vả mới đưa được con trai tới nơi.
Bố Minh tâm sự: "Tháng 3 vừa rồi, hầm đá chỗ tôi khai thác bị sập, cũng may không bị thương nặng nhưng chân thì vẫn đau nhức từ đó đến giờ. Mấy bữa đầu cõng con lên tầng 4, đi từ nhà sang trường đã mỏi nhừ. Đi leo bậc thang lại càng khó hơn.
Hôm cõng cháu lên tầng 4, thì cứ một lúc lại nghỉ, ổn định cái chân rồi mới leo thêm được. Đi thì bước chân trái lên trước, đi từng bước một chứ không phải nhấc cùng lúc 2 chân. Lên tầng 3 thì chập choạng ngã, cũng may có các bạn sinh viên bên cạnh nhanh tay đến giúp đỡ".
Bố Minh chuyển vào ký túc xá để tiện chăm con.
Biết được việc đó, trường Đại học đã đổi hết phòng học của Tất Minh xuống tầng 1, đồng thời tài trợ cho Minh chiếc xe lăn điện để nam sinh an tâm đến trường.
Khi nhắc đến cậu bạn 10 năm cõng mình, Minh tâm sự: "Ban đầu phải xa Hiếu thì mình cũng có chút buồn. Nhưng sau dần lại cảm thấy bình thường. Hiếu thì lo cho mình lắm, thường hỏi sống ở đây thế nào, học có vất vả lắm không... Mình cũng trấn an bạn đừng lo lắng quá, rồi hai đứa kiểu gì cũng sẽ ổn thôi".
Sống trong tình yêu thương của cha, của bạn bè và trường học
Phòng trọ Minh đang ở rộng khoàng 25m2, có bố bên cạnh, và gia đình cậu học trò Nguyễn Quân Kiện (sinh viên ngành Toán - Tin, mắc chứng xương thủy tinh) ở cùng. Phòng trọ được lắp đặt đầy đủ từ bình nóng lạnh, điều hòa, bếp ga... để 2 người cha tiện chăm con. Ngay cả thiết bị trong phòng cũng được lắp ở nơi vừa phải cho 2 cậu học trò thuận tiện sử dụng.
Bố Minh nghỉ công việc ở quê, để tiện ra Hà Nội chăm cậu con trai. Mọi thu nhập trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng lương ít ỏi làm thuê 3 triệu/tháng trong công ty giày da của mẹ. Dưới Minh, còn một cậu em trai đang theo học lớp 9. Gia đình Minh chỉ có vài sào ruộng nên cuộc sống khá chật vật.
Vì mới ra, chưa kiếm được việc nên bố Minh tạm thời ở nhà nấu cơm, giặt giũ rồi hai lần mỗi ngày lại đẩy xe lăn đón và đưa con đi học. Việc cõng cậu con trai 40 kg thời gian đầu có đôi chút khó khăn, nhưng trường Đại học Bách khoa đã lập ra một đội sinh viên chuyên cõng Minh leo cầu thang mỗi ngày. Còn với bố Minh, ông cũng đã được trường tạo công việc bơm nước trong ký túc xá với mức lương 1,5 - 2 triệu/tháng.
Sau khi câu chuyện 10 năm cõng bạn của Tất Minh nổi tiếng, cậu học trò này nhận sự giúp đỡ của người lạ. Nhiều bạn sẵn sàng cõng Minh đi học. Đầu năm, một tập đoàn công nghệ hỗ trợ em 55 triệu đồng. Bên cạnh đó, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cấp học bổng học phí 1 năm đầu tiên cho ngành Công nghệ thông tin - Khoa học máy tính (khoảng 24 triệu đồng).
Có thể nói, Tất Minh cũng như bao sinh viên khác, cũng trải qua những bỡ ngờ đầu đời của cuộc sống tân sinh viên. Nhưng đó cũng là điều mà chàng trai 10X này chọn lựa, là những gì tuổi 18 của em cần trải qua để trưởng thành.
Minh đi đâu cũng sẽ sống tốt và không muốn nhận ánh nhìn thương hại từ ai. Như cách mẹ Minh từng tâm sự về em: "Minh chưa bao giờ tự ti về bản thân, thậm chí còn là chỗ dựa tinh thần cho cha mẹ. Minh thường tâm sự với cô nay mai sẽ kiếm việc, tự nuôi sống bản thân và cha mẹ sau này. Minh không thích nhận đặc quyền của người khuyết tật vì với Minh, em cũng là con người bình thường và em mong mọi người cũng đón nhận em với những cảm xúc và suy nghĩ vẹn nguyên như thế".
Hoài bão "muốn mở công ty riêng", tự nuôi sống bản thân và cha mẹ sau này
Khác với suy nghĩ của nhiều người về cậu học trò khuyết tật, Tất Minh hay cười và khá tự tin vào năng lực của bản thân. Cậu bạn biết bản thân mình là ai, năng lực đến đâu để quyết định theo đuổi con đường tương lai.
Tất Minh tâm sự muốn mở công ty riêng sau khi tốt nghiệp. "Công việc sau này còn phụ thuộc nhiều vào năng lực, nên mình đang cố gắng từng ngày. Người ta thường nói 'nghề chọn người, chứ không phải người chọn nghề'. Mình học Công nghệ thông tin nhưng cũng chưa chắc đã đi theo lĩnh vực này. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, nhưng mình cũng muốn tự thành lập 1 công ty riêng".
Quả thật, không ai đánh thuế những ước mơ. Cuộc sống luôn như vậy, trong một góc tiêu cực nào đó, sẽ luôn thấy phần nhiều tích cực hơn. Minh bị khiếm khuyết tay chân, nhưng điều chúng ta nhận được không phải "cậu học trò ủ dột" mà là một chàng trai 18 tuổi dám ước mơ, dám thực hiện. Thay vì dành ánh mắt thương hại cho Minh, người ta lại háo hức chờ đợi những gì 10X này có thể làm được.
Đội sinh viên tình nguyện ở trường ĐH Bách khoa Hà Nội được cử để giúp Minh đi học.
Gia đình 4 người trong ký túc xá.
Pháp luật và bạn đọc