MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cuối cùng thì Obama đã khẳng định ông hoàn toàn xứng đáng với giải Nobel Hòa Bình!

27-05-2016 - 08:45 AM | Tài chính quốc tế

Tổng thống Mỹ Barrack Obama đặt dấu chấm cho những chuỗi ngày đằng đẵng kéo dài 71 năm kể từ khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật.

Nước Mỹ đã trải qua 11 đời Tổng thống kể từ khi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman quyết định ra lệnh ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật vào năm 1945. Song chưa từng có tổng thống Mỹ đương nhiệm nào đặt chân đến thành phố thảm hoạ này trong suốt 71 năm qua.

Tổng thống Mỹ Barrack Obama sẽ đặt dấu chấm cho những chuỗi ngày đằng đẵng này bằng chuyến thăm Hiroshima có ý nghĩa lịch sử vào ngày 26/5. Quyết định này là một minh chứng hùng hồn không chỉ về tư cách tổng thống của ông Obama mà còn phản ánh về tình hình địa chính trị căng thẳng ở châu Á.

Những người tiền nhiệm của ông Obama có đầy đủ những lý do hợp lý để né tránh điểm đến Hiroshima. Không ai muốn bị các cử tri Mỹ nhìn nhận là đi xin lỗi về quyết định mà theo nhiều sử gia Mỹ đã cứu sống nhiều sinh mạng. Hơn nữa, họ còn ái ngại về phản ứng của Trung Quốc, Hàn Quốc và những nước châu Á khác đã chịu sự giày xéo của Đế quốc Nhật trong Thế chiến II.

Song Tổng thống Obama và những trợ lý đắc thủ của mình đã không để tâm đến cái gọi là "sự khôn ngoan thông thường" của Washington.

Không có vị tổng thống Mỹ nào đến thăm Cuba trong gần 90 năm qua. Song ông Obama đã làm điều đó. Không có vị tổng thống Mỹ nào đặt chân đến Myanmar, còn Tổng thống Obama đã hai lần công du đến đất nước Phật giáo này. Trong khi ít có vị tổng thống Mỹ nào thấy được giá trị trong thương lượng với các giáo sỹ Hồi giáo độc đoán của Iran, thì ông Obama lại ký thoả thuận hạt nhân với Iran và ông coi đây là một trong những thành tựu lớn nhất trong sự nghiệp tổng thống của mình. Và trong chuyến thăm ba ngày tại Việt Nam, Tổng thống Obama đã dỡ bỏ lệnh cấm vấn bán vũ khí kéo dài hàng thập kỷ đối với Việt Nam.

Đúng là ông Obama đã nói rõ rằng ông sẽ không đưa ra lời xin lỗi về hai vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Song khi nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông sắp kết thúc, có lẽ ông sẽ không quan tâm gì nhiều đến bất cứ lời sám hối nào ông có thể bày tỏ trong chuyến thăm mà các phe đối lập đã châm biếm đó là "tour đi xin lỗi”.

Tổng thống Obama còn đặt hy vọng rằng chuyến thăm Hiroshima sẽ thúc đẩy những nỗ lực của ông nhằm hạn chế kho tàng trữ vũ khí hạt nhân trên thế giới, một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với ông và là điều lý giải vì sao ông nhận được Giải thưởng Hoà bình Nobel năm 2009.

Phát biểu tại thủ đô Praha (CH Séc) 10 ngay sau khi đắc cử tổng thống, ông Obama nói: "Là cường quốc hạt nhân duy nhất đã từng sử dụng vũ khí hạt nhân, Mỹ có trách nhiệm đạo đức phải hành động”.

Trong cuộc phỏng vấn gần đây của đài truyền hình Nhật, Tổng thống Obama đã thừa nhận rằng những nỗ lực giảm thiểu rủi ro hạt nhân trên thế giới của mình chỉ mới đạt được "tiến bộ phải chăng, ít nhất là không để xảy ra tình trạng gia tăng mạnh các kho vũ khí hạt nhân”.

Tuy nhiên bảng thành tích về không phổ biến vũ khí hạt nhân của ông Obama có cả hai gam mầu sáng, tối.

Với Nga, ông đã ký một thoả thuận được phê chuẩn vào năm 2010 về việc hạn chế vũ khí hạt nhân, song Tổng thống Nga Vladimir V. Putin không có dấu hiệu muốn tiếp tục cộng tác. Theo thoả thuận ký với với Iran vào năm 2015, chính phủ Mỹ từ bỏ gần hết vật liệu hạt nhân của mình. Các cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh về An Ninh Nguyên tử hàng năm và những nỗ lực khác của Tổng thống Obama đã thành công trong việc đưa nhiên liệu bom nguyên tử ra khỏi các nước như Ukraine và Chile. Song nỗ lực của ông Obama trong việc hiện đại hoá kho chứa vũ khí nguyên tử của Mỹ có thể khơi mào một cuộc chạy đua vũ trang mới và người ta cho rằng các chương trình vũ khí hạt nhân ở Bắc Triều Tiên và Pakistan đã khiến thế giới trở nên kém an toàn hơn trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Như ông Obama đã nói: "Bắc Triều Tiên là ví dụ tồi tệ nhất, song còn có những phần khác trên thế giới nơi bạn vẫn có thể thấy sự phát triển của các công nghệ nguyên tử mới mà có thể là rất nguy hiểm”.

Nhớ lại năm 2009, ông Obama được trao giải Nobel Hòa bình chỉ chưa đầy 9 tháng sau khi nhậm chức. Cả thế giới đã ngỡ ngàng bởi khi đó ông chưa làm được bất cứ điều gì cụ thể để xứng đáng với vinh dự đó. Đến nay đã là năm 2016 và chỉ còn vài tháng nữa Obama sẽ rời Nhà Trắng, ông đã xóa tan tất cả những hoài nghi ấy.

Xuân Hương

New York Times

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên