Cuốn sách 259 năm tuổi bất cứ CEO nào cũng nên đọc
Nữ CEO Eligible, người đứng đầu một trong những công ty chuyên cung ứng cơ sở hạ tầng y tế hàng đầu ở nước Mỹ chia sẻ bản thân đã học hỏi được nhiều điều từ cuốn “Con đường dẫn đến sự giàu có” của tác giả Benjamin Franklin.
- 22-08-2017Hãy đọc sách vì… sức khỏe!
- 19-08-2017Cách đọc sách để "đổi đời" nhờ sách vở
- 19-08-2017Quyển sách dính mật ong và cách dạy con của người Do Thái khiến cả thế giới nề phục
Katelyn Gleason là tổng giám đốc điều hành của Eligible, một trong công ty về cơ sở hạ tầng y tế lớn tại Mỹ. Chia sẻ với CNBC, nữ CEO 32 tuổi cho biết trong những ngày đầu thành lập công ty bà và đồng nghiệp cũng gặp không ít khó khăn vì chưa có định hướng cụ thể. Mỗi khi cảm thấy bế tắc, bà lại tìm kiếm một cuốn sách để đọc. Lần đầu tiên Katelyn đọc được cuốn “The Way to Wealth” (tạm dịch: Con đường đến sự giàu có) của Benjamin Franklin vào năm 2011, khi đó bà vẫn đang ở New York.
“Con đường dẫn đến sự giàu có” là một trong những tác phẩm đời đầu của “người cha khai quốc” Benjamin Franklin với bút danh Richard Saunders mà Katelyn may mắn đọc được. Đó là một tác phẩm đầy tham vọng về con đường thành công và làm giàu được xuất bản như lời nói đầu trong cuốn “Niên lịch của Richard nghèo khổ năm 1758” và tái bản với hơn 100 ngôn ngữ dưới tựa đề: “Con đường dẫn đến sự giàu có”.
Niên lịch của Richard nghèo khổ cùng với những cuốn Tự truyện của Benjamin đã khai sáng bản sắc Mỹ, hướng tới xây dựng hình ảnh con người tự lập, lý trí và đầy đam mê. Nhân vật trong mỗi câu chuyện của Franklin không hề hư câu mà ông thường viết về chính bản thân mình, ông là nhân vật có thực.
Trong đó, Benjamin Franklin có viết một câu kinh điển trở thành châm ngôn chỉ đường dẫn đến sự thành công của nhiều doanh nhân: “Những thứ cần thiết không bao giờ phải thương lượng”. Và đó cũng là lời khuyên tốt nhân nữ CEO nhận được sau khi đọc cuốn sách 259 năm tuổi này.
“Những từ ngữ này thật sự đã truyền cảm hứng cho tôi. Tôi nhận thấy rằng cho tới khi tôi trả hết nợ, tôi vẫn phải hạn chế sự lựa chọn nghề nghiệp hiện tại và tương lai. Tôi nên tập trung nhiều hơn vào việc tiết kiệm đến khi chẳng còn nợ nần gì”, Katelyn Gleason - nữ CEO của Eligible từng có quãng thời gian khởi nghiệp đầy khó khăn chia sẻ.
Benjamin Franlin luôn tâm niệm “siêng năng và cần kiệm làm nên sự giàu có”. Ông cho rằng nhiều người chỉ vì phục trang xa hoa trên người mà phải ôm bụng vì đói, làm kiệt quệ gia đình. Lụa là gấm vóc không phải là những thứ thiết yếu trong cuộc sống còn những thứ tốt như tri thức thì không bao giờ cần phải thương lượng. Hãy nhìn Warren Buffett, nhà đầu tư thành công nhất thế giới vẫn thích những châm ngôn của Franklin và sống theo chủ nghỉ cần cù, tiết kiệm và ghét nợ nần.
Tuy vậy, Benjamin Franklin không chỉ được biết đến là con người cần kiệm mà ông còn được biết đến nhiều hơn bởi tính mạo hiểm và phiêu lưu để làm giàu. “Cho đến hiện tại câu nói này vẫn định hướng giúp chúng tôi cải tổ cách tiếp cận tài chính của công ty. Đó cũng là lý do vì sao chúng tôi quyết định chờ đợi cho đến khi đủ điều kiện trước khi huy động nguồn vốn mạo hiểm. Để tiếp cận được với những nhà đầu tư tiềm năng thì chúng tôi cũng phải ở một vị trí quyền lực. Điều đó cho phép chúng tôi có nhiều lựa chọn hơn và cũng được đầu tư nhanh chóng và hiểu quả hơn”, Katelyn chia sẻ
Bên cạnh đó, nữ CEO cũng luôn tâm đắc với câu nói “Đầu tư vào tri thức là sự đầu tư có lợi nhất” của Benjamin Franklin. Nó là lời khuyên cho mọi người nếu muốn chạm đến thành công dù trong thời gian nào. Giống như triệu phú tự thân Steve Siebold từng đề cập trong những ấn phẩm bán chạy nhất của ông: “Người giàu suy nghĩ như thế nào” và “Đẳng cấp thế giới: thà được giáo dục còn hơn là giải trí”.
Những người thành công đánh giá rất cao sức mạnh của việc học tập ngay cả sau khi đã tốt nghiệp đại học hoặc bất kỳ chương trình giáo dục nào. “Nếu ghé thăm tư gia của một người giàu có, điều đầu tiên bạn sẽ thấy chính là thư viện sách phong phú mà họ sử dụng để giáo dục bản thân trở nên thành công hơn”, triệu phú Steve Siebold viết.
Nữ CEO của Eligible cũng tiết lộ trong quá trình xây dựng sự nghiệp của mình, bà đã xem qua mọi thứ có thể tìm thấy trực tuyến và tự nghiên cứu cách điều hành công ty. Cho đến hiện tại, bà vẫn tập trung vào việc tự học nhiều hơn: “Nếu tôi cảm thấy quá tải sau nhiều giờ làm việc liên tục thì tôi sẽ tìm kiếm vài thức để đọc và cảm nhận về một nhân vật truyền cảm hứng nào đó như Steve Jobs, Marie Curie hay Katharine Hepburn. Với tôi, học tập là không bao giờ lãng phí”.
CNBC