Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Thời điểm FED cắt giảm lãi suất sẽ là “cơn địa chấn”, tốt nhất nên chờ bằng chứng thuyết phục hơn
Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers
Thị trường đang ngày càng kỳ vọng FED sẽ cắt giảm lãi suất vào năm 2024, nhưng Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers vẫn tỏ ra thận trọng.
- 10-12-2023Ngoài khoãn lãi kỷ lục sau vụ bán khống, ‘thiên tài đầu cơ’ Bill Ackman đút túi 97 triệu USD/năm với 4 cổ phiếu ‘trong mơ’
- 10-12-2023Một tín hiệu “cực hiếm” vừa loé sáng, S&P 500 có cơ hội vượt 5.400 điểm, cao hơn mọi dự báo lạc quan nhất
- 09-12-2023Nhiều gã khổng lồ ngành ô tô muốn "theo gót" các công ty Trung Quốc chế tạo xe điện giá rẻ?
Sau báo cáo việc làm nóng hổi tháng 11, các thị trường cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang hướng tới việc cắt giảm lãi suất sớm nhất là vào tháng 3/2024. Nhưng sau khi dữ liệu việc làm được công bố, Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers đã cảnh báo rằng các nhà hoạch định chính sách nên thận trọng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Chia sẻ trên Bloomberg Television, Cựu Bộ trưởng Summers cho biết ngân hàng trung ương nên chờ đợi dữ liệu thuyết phục hơn, trước khi thực hiện bất kỳ đợt cắt giảm lãi suất nào.
Ông Larry Summers, người cũng là giáo sư Đại học Harvard và là người cộng tác cho Bloomberg Television, cho biết: “Thời điểm họ hạ lãi suất hoặc thông báo sẽ hạ lãi suất sẽ là một cơn địa chấn. Và do đó, có lẽ họ cần phải cân nhắc kỹ càng và cẩn thận để đạt được mục tiêu đó”.
Lạm phát đã hạ nhiệt từ mức trên 9% vào mùa hè năm ngoái, nhưng hiện vẫn cao hơn mức mục tiêu 2% của FED. Trong khi đó, thị trường lao động tiếp tục có dấu hiệu nới lỏng.
Chủ tịch FED Jerome Powell và các quan chức FED gần đây đã gửi đi những tín hiệu trái ngược nhau về chính sách tiền tệ trong tương lai. Nhưng theo công cụ theo dõi Fed Watch Tool của CME, các nhà giao dịch đang đặt cược 47% khả năng FED cắt giảm lãi suất vào tháng 3. Một tháng trước, con số này dao động ở khoảng 18%.
Ngày 8/12, Bộ Lao động Mỹ cho biết số việc làm phi nông nghiệp đã tăng lên 199.000 vào tháng 11, cao hơn mức dự đoán của Dow Jones là 190.000 việc làm mới. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,7%, thấp hơn dự đoán là 3,9%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng lên 62,8%.
Theo Cựu Bộ trường Tài chính Mỹ, báo cáo này “tốt” và cho thấy nền kinh tế vẫn mạnh mẽ. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông, việc tăng lương làm dấy lên mối lo ngại liệu cuộc chiến chống lạm phát có thực sự kết thúc hay không.
Ông Summers khẳng định FED nên tạm hoãn việc điều chỉnh lãi suất cho đến khi họ thấy một số bằng chứng rõ ràng về việc lạm phát đang ở mức thấp, hoặc thấy một số bằng chứng về sự phục hồi của nền kinh tế.
Trước khi báo cáo việc làm tháng 11 được công bố, vào ngày 5/12, Khảo sát Cơ hội Việc làm và Luân chuyển Lao động (JOLT) của Cục Thống kê Lao động Mỹ cho thấy nhiều dấu hiệu thị trường lao động đang hạ nhiệt. Số lượng cơ hội việc làm giảm từ mức 9,4 triệu trong tháng 9 xuống còn 8,7 triệu trong tháng 10. Đây là một kết quả dưới mức dự đoán và là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021.
Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế Neil Dutta tại Renaissance Macro, lại cho rằng thị trường lao động hiện không phải là động lực chính của chính sách tiền tệ. “Nền kinh tế vững chắc đã đặt ra giới hạn về mức cắt giảm chúng ta sẽ có, nhưng quan chức sẽ không dừng cắt giảm hoàn toàn. Đó chính là mục đích của việc điều chỉnh chính xác”, Dutta viết.
Các nhà kinh tế của ING dự đoán FED sẽ cắt giảm lãi suất 6 lần trong năm tới, trong khi Barclays dự đoán sẽ cắt giảm 4 lần.
Theo BI
Nhịp Sống Thị Trường