Cựu CEO Alibaba Nguyễn Thái Luyện có lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện một mực chối tội dù đã thừa nhận chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Công ty Alibaba; chỉ đạo các nhân viên dưới quyền đi mua đất nông nghiệp, giá mua theo khung giá Luyện chỉ định, vị trí đất…
- 22-12-2022Cựu CEO Alibaba xin lại 2 hộp chứa 20 thỏi kim loại màu vàng
- 22-12-2022Cựu CEO Alibaba nhận trả 2.400 tỉ đồng, mong đồng phạm được xử nhẹ
- 22-12-2022Không chấp nhận đổi tội danh với cựu CEO Alibaba
Sáng nay (29-12), TAND TP HCM đang tuyên về vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền xảy ra tại Công ty Alibaba sau khi nghị án kéo dài (từ ngày 22-12). Quá trình tuyên án sẽ được trực tuyến trên kênh thông tin điện tử của TAND TP HCM.
Trong nhiều ngày diễn ra phiên xét xử, HĐXX đã kiểm tra chứng cứ, tài liệu; xét hỏi công khai các bị cáo, người liên quan và hàng ngàn bị hại để làm rõ nội dung vụ án.
Nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Alibaba) nhất quyết không thừa tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" mà VKSND TP HCM truy tố.
Khác với thái độ bình tĩnh của chủ mưu, các đồng phạm của bị cáo Luyện không ngừng khóc, kể khổ, xin lỗi gia đình, khách hàng và mong nhận mức án nhẹ nhất có thể.
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện.
Đại diện VKSND TP HCM khẳng định hành vi đưa ra thông tin gian dối để quảng cáo về sản phẩm không có thật (dự án dân cư), sử dụng hình thức hợp đồng để chiếm đoạt tài sản của khách hàng, che đậy nguồn gốc bằng hàng loạt công ty sở hữu những dự án không có thật của bị cáo và đồng phạm đã phạm vào tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Từ đó, người thực hành quyền công tố đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thái Luyện tù chung thân; Nguyễn Thái Lĩnh (em trai Luyện; cựu Giám đốc) và Nguyễn Huỳnh Tú Trinh (cựu nhân viên pháp lý) từ 16-18 năm tù; các đồng phạm bị đề nghị mức án từ 12-20 năm tù.
Bị cáo Võ Thanh Mai (vợ Luyện; cựu Tổng giám đốc tài chính công ty) và Nguyễn Thái Lực (em trai Luyện) bị cáo buộc hai tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Rửa tiền". Trong đó, Mai được cho là chủ mưu tội "Rửa tiền".
Theo hồ sơ vụ án, ngày 18-9-2019, Mai và bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng (cựu kế toán trưởng) chứng kiến Cơ quan CSĐT thi hành lệnh bắt và khám xét Công ty Alibaba cùng các chi nhánh.
Nguyễn Thái Lực (em trai Luyện) quan sát từ bên ngoài công ty. Ngày hôm sau, Mai chỉ đạo Thắng chuyển toàn bộ số tiền gốc và lãi hơn 13,9 tỉ đồng từ sổ tiết kiệm mà Mai nhờ Thắng đứng tên vào tài khoản của Mai. Sau đó, Mai chuyển 13 tỉ đồng cho Lực, chỉ đạo Lực rút tiền mặt giao lại cho Mai. Các bị cáo khai biết rõ nguồn gốc số tiền do Luyện thu từ khách hàng.
Đại diện VKSND đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Mai và Lực 30 năm tù. Riêng về tội "Rửa tiền", bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng (cựu kế toán trưởng) bị VKSND đề nghị từ 5 - 6 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự người thực hành quyền công tố đề nghị HĐXX buộc các bị cáo Luyện và Mai liên đới bồi thường 2.462 tỉ đồng cho 4.550 khách hàng, buộc nộp lại 13 tỉ đồng (tội "Rửa tiền") cho cơ quan chức năng.
Người lao động