Cựu Chủ tịch Fed dự đoán suy thoái kinh tế từ “quần lót nam”, nghe vô lý nhưng phân tích lại rất thuyết phục
Việc quan tâm đến quần lót nam để dự đoán sức khoẻ nền kinh tế nghe có vẻ vô lý. Tuy nhiên, Cựu Chủ tịch Fed Alan Greenspan đã đưa ra rất nhiều lý thuyết và phân tích nghiêm túc về vấn đề này.
- 30-03-2022“Bạo chúa Phố Wall” Ivan Boesky: Nỗi khiếp sợ của doanh nghiệp yếu thế, vào tù vì bê bối trên thị trường chứng khoán và cái kết lụi tàn
- 30-03-2022Bộ trưởng Tài chính Đức cảnh báo Nga "phải nghĩ đến hậu quả" khi yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp
- 29-03-2022Nhìn lại bê bối giao dịch nội gián làm chấn động phố Wall, khiến "ông hoàng quỹ đầu cơ" Steven Cohen tưởng như thân bại danh liệt nhưng... chỉ phụ tá ngồi tù
Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Alan Greenspan là người rất quan tâm đến đồ lót nam. Không phải vì ông ấy bận tâm với những kiểu mốt đang phát triển của các hãng may mặc. Đúng hơn, ông ấy coi doanh số bán đồ lót là một yếu tố dự báo kinh tế quan trọng.
Nghe thì có vẻ kỳ lạ, nhưng đó chỉ là một trong nhiều cách mà các chuyên gia cố gắng dự đoán thời kỳ bùng nổ và suy thoái của nền kinh tế.
Phóng viên lâu năm của NPR Robert Krulwich đã nói về Greenspan: "Ông ấy từng nói với tôi rằng... trang phục kín đáo nhất là quần lót nam, vì không ai nhìn thấy nó ngoại trừ những người trong phòng thay đồ và chẳng ai quan tâm?".
Theo quan điểm của Greenspan, nam giới thường coi đồ lót là nhu cầu thiết yếu thay vì mặt hàng xa xỉ. Điều đó có nghĩa là doanh số bán hàng thường duy trì ổn định. "Vì vậy, trong một vài trường hợp doanh số giảm xuống, điều đó đồng nghĩa với việc nam giới bị áp lực đến mức họ quyết định không thay quần lót", ông nói.
Chỉ số đồ lót nam
Chỉ số đồ lót nam minh chứng cho lý thuyết của Greenspan. Doanh số bán đồ lót nam của Mỹ giảm đáng kể trong thời kỳ Đại suy thoái từ năm 2007 đến năm 2009, nhưng đã tăng trở lại vào năm 2010 khi nền kinh tế phục hồi.
Các nhà phân tích luôn tìm kiếm các dấu hiệu có thể dự đoán sự suy thoái. Giống như việc động vật chen chúc chạy trốn lên vùng đất cao hơn có thể là dấu hiệu ban đầu của sóng thần. Các quy tắc tương tự có thể được áp dụng cho tình trạng của nền kinh tế.
Đó là lý do tại sao gần đây có rất nhiều lời bàn tán về đường cong lợi suất nghịch đảo, hay còn gọi là hiện tượng lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn. Nó được cho là một dấu hiệu cho thấy suy thoái đang xuất hiện. Tình trạng này đã xảy ra trước mỗi cuộc suy thoái kinh tế kể từ những năm 1970.
Nhưng có một số thước đo ít mang tính kỹ thuật hơn và thú vị hơn về suy thoái kinh tế. Và không phải tất cả chúng đều xoay quanh quần lót. Dưới đây là một vài cách kỳ lạ nhưng chính xác đến 50% mà các nhà kinh tế học dùng để theo dõi sức khỏe của nền kinh tế Mỹ.
Tòa nhà chọc trời tăng cao
Sự bùng nổ của các toà nhà chọc trời với khủng hoảng kinh tế.
Andrew Lawrence, một giám đốc và cựu nhà phân tích bất động sản của Barclays Capital, đã tạo ra "chỉ số nhà chọc trời" vào năm 1999. Lý luận của ông là sự gia tăng các tòa nhà siêu cao xảy ra khi chúng ta sắp suy thoái. Khi một tòa nhà phá vỡ kỷ lục cao nhất thế giới được hoàn thành, một cuộc suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế sắp xảy ra.
Ông nói trong một cuộc phỏng vấn: "Chúng tôi đã xem xét chỉ số từ cuối những năm 1800 và nhận thấy rằng ngay cả khi quay ngược lại khoảng cách đó, chúng tôi vẫn có thể tìm thấy mối tương quan giữa các cuộc khủng hoảng kinh tế và việc hoàn thành tòa nhà cao nhất thế giới".
Tòa nhà Empire State được hoàn thành vào năm 1930, đúng vào thời kỳ Đại suy thoái. Trong khi đó, Tháp Sears (nay là Tháp Willis) và Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới mở cửa vào đầu thập niên 1970 khi nước Mỹ chìm trong tình trạng lạm phát đình trệ. Vào tháng 10/2009, công ty xây dựng Emaar đã hoàn thành phần bên ngoài của tòa tháp Burj Khalifa ở Dubai. Hai tháng sau, chính quyền Dubai gần như vỡ nợ.
Lawrence liên kết những tham vọng lớn lao này với tín dụng lãi suất thấp, đầu tư quá mức và đầu cơ tràn lan. Đây thường là những dấu hiệu điển hình của một nền kinh tế đạt đỉnh.
Ngày nay, hầu hết các dự án xây dựng tòa tháp cao nhất đang bị đình trệ. Nhưng theo một cách khác, các tỷ phú vẫn đang chi tiền để bay lên trời cao. Jeff Bezos, Elon Musk và Richard Branson đều đang cạnh tranh trong cuộc đua vào không gian.
Hiệu ứng son môi
Chỉ số son môi. Hình minh hoạ
Chủ tịch của công ty mỹ phẩm Estee Lauder, Leonard Lauder, đã tạo ra "chỉ số son môi" trong thời kỳ suy thoái kinh tế sau ngày 11/9/2001. Ông nhận thấy rằng việc mua mỹ phẩm, đặc biệt là son môi, có xu hướng tỷ lệ nghịch với nền kinh tế. Vì phụ nữ thay thế những món đồ đắt tiền bằng những món đồ rẻ hơn. Vào mùa thu năm 2001, doanh số bán son môi của Mỹ đã tăng 11%. Trở lại trong thời kỳ Đại suy thoái, doanh số bán mỹ phẩm nói chung đã tăng 25%.
Nhưng lý thuyết này không phải lúc nào cũng đúng. Nhóm nghiên cứu Kline & Company phát hiện ra rằng doanh số bán son môi tăng trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Song, chúng cũng tăng trong thời kỳ bùng nổ.
Tuy nhiên, có rất nhiều giả thuyết liên quan. Vào năm 2020, ở đỉnh cao của cuộc suy thoái kinh tế do Covid-19, Giám đốc điều hành của Estee Lauder, Fabrizio Freda, nói rằng chỉ số son môi đã được thay thế bằng một mặt hàng chăm sóc da khi khách hàng đắp mặt nạ và làm việc tại nhà.
Freda nói: "Chỉ số son môi đã được thay thế bằng chỉ số dưỡng ẩm. Nhưng khái niệm về chỉ số vẫn còn đó".
Hẹn hò trực tuyến
Còn điều gì tồi tệ hơn là mất tiền? Đó là vừa mất tiền lại vừa cô đơn.
Các trang web hẹn hò như Match đang tận hưởng đợt bùng nổ sau thời gian suy thoái. Công ty đã báo cáo thu nhập quý 4 cao nhất 7 năm trong cuộc Đại suy thoái năm 2009. Vào năm 2020, khi Covid-19 hoành hành, giá cổ phiếu công ty đã tăng 141% trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 3/2021.
Điều này mang lại những ý nghĩa nhất định. Những người thất nghiệp có nhiều thời gian để lướt các ứng dụng. Hẹn hò trực tuyến tương đối rẻ tiền và dễ dàng đồng cảm với những người cùng cảnh ngộ.
Nếu chỉ số này đúng với thời điểm hiện tại, các nhà phân tích nên lo lắng. Đối thủ cạnh tranh Bumble của Match đã báo cáo thu nhập quý 4 cao hơn dự kiến trong tháng này và nhận được đánh giá cao từ nhà phân tích. Điều đó khiến cổ phiếu Bumble tăng 22%.
Ngoài những chỉ số nói trên, có rất nhiều những chỉ báo kinh tế sử dụng nhiều dữ liệu khác nhau để giải thích cho tương lai của thị trường. Một số chỉ số thú vị khác có thể kể đến như chỉ số chiều dài váy, chỉ số Big Mac thông qua chiếc bánh hamburger hay chỉ số rượu sâm banh. Những chỉ số này có thể cung cấp một chút manh mối cho các nhà đầu tư.
Tham khảo: CNN