Cựu Chủ tịch FED Janet Yellen ủng hộ giảm lãi suất
Cựu chủ tịch Yellen, người nổi tiếng cứng rắn với chính sách tiền tệ của Mỹ khi còn tại nhiệm, vừa lên tiếng ủng hộ việc FED cắt giảm lãi suất với mức 25 điểm phần trăm so với hiện tại.
- 26-07-2019Tỷ phú đầu cơ Kyle Bass: Sẽ không có thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung, FED giảm lãi suất cũng chẳng mấy hiệu quả
- 26-07-2019Triển vọng về việc Fed hạ lãi suất bị lu mờ, Dow Jones mất hơn 100 điểm
- 23-07-2019Morgan Stanley: FED hạ lãi suất nhưng có thể đã quá muộn để cứu nền kinh tế Mỹ khỏi suy thoái
- 20-07-2019Tổng thống Mỹ lên tiếng yêu cầu Fed hạ lãi suất
- 20-07-2019Nhà đầu tư thất vọng về kỳ vọng hạ lãi suất của Fed, chứng khoán Mỹ chứng kiến đà giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 5
Nền kinh tế toàn cầu suy yếu và lạm phát của Mỹ vẫn ở mức thấp là lý do khiến bà Yellen ủng hộ cắt giảm lãi suất. Ngoài ra, người phụ nữ này cũng nhấn mạnh Mỹ không phải một hòn đảo mà là một phần của nền kinh tế toàn cầu. Những gì xảy ra với phần còn lại của thế giới chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tới Mỹ.
"Kinh tế toàn cầu đang suy yếu. Tôi nghĩ rằng nó là một phần của xung đột thương mại và sự không chắc chắn cho các doanh nghiệp", bà Yellen nói trong một cuộc họp của Nhóm Chiến lược Kinh tế Aspen ở Aspen, Colorado tối 28/7 theo giờ địa phương.
Hiện tại, FED nhiều khả năng sẽ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp cuối tháng 7. Phần lớn các nhà quan sát tin rằng FED sẽ cắt giảm 25 điểm phần trăm so với lãi suất hiện tại. Nếu điều này trở thành hiện thực, đây là lần đầu tiên FED cắt giảm lãi suất trong hơn 1 thập kỷ qua.
Việc cắt giảm lãi suất dự kiến sẽ diễn ra bất chấp các dữ liệu gần đây đều cho thấy kinh tế Mỹ đang tăng trưởng mạnh mẽ. Báo cáo việc làm tháng 7 được dự đoán sẽ tăng thêm 170.000 việc làm phi nông nghiệp cùng với tỷ lệ thất nghiệp cực thấp là 3,7%. Trước đó, dữ liệu cũng cho thấy một tốc độ tăng trưởng kinh tế 2,1% trong quý 2, tốt hơn mong đợi.
Tuy nhiên, Mỹ không thể tránh khỏi những ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại. Ngoài nước Mỹ, các nước châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang phải vật lộn nhằm ngăn những tác động của suy thoái. Trong khi đó, các chính sách tiền tệ của Mỹ tiếp tục ảnh hưởng tới các điều kiện trên quy mô toàn cầu.
Bà Yellen lãnh đạo FED trong nhiệm kỳ 4 năm, kết thúc vào ngày 3/2/2018. Trong giai đoạn này, FED đã nâng lãi suất vào tháng 12/2015, phá vỡ gần một thập kỷ không nâng lãi suất của nước Mỹ. Đây cũng được xem là dấu mốc đánh dấu những lần liên tiếp FED nâng lãi suất trong vài năm qua, phương thức mà các nhà hoạch định chính sách chuẩn bị sớm cho một cuộc suy thoái trong tương lai.
Nếu trở thành hiện thực, việc cắt giảm lãi suất sau cuộc họp ngày 31/7 sẽ trở thành động thái tiên quyết nhằm đối phó với lo ngại ngày càng tăng về suy giảm tăng trưởng toàn cầu cũng như tác động của cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Bắc Kinh và Washington. FED cũng từng nhấn mạnh sẽ có những hành động nhằm kéo dài sự tăng trưởng kinh tế nếu cần thiết.
Theo bà Yellen, nước Mỹ nên đặt trọng tâm vào nhiệm vụ duy trì một nền kinh tế mạnh và giữ cho tăng trưởng tiếp tục. Người phụ nữ nổi tiếng cứng rắn về chính sách tiền tệ này cũng cho rằng giảm lãi suất là phù hợp.