Cựu kinh tế trưởng Morgan Stanley: Chỉ 'phép màu' mới giúp Mỹ thoát suy thoái
Chuyên gia kinh tế Stephen Roach nhận định Fed không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải theo đuổi chiến lược chính sách tiền tệ thắt chặt để kéo giảm lạm phát.
- 31-08-2022Chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ ba liên tiếp, Dow Jones mất hơn 300 điểm
- 30-08-2022'Kinh tế Mỹ cần phép màu để tránh suy thoái'
- 30-08-2022Có thực kinh tế Mỹ đã suy thoái (?!) Một góc nhìn khác...
Việc nền kinh tế số một thế giới đi lùi trong nửa đầu năm nay có thể là điểm khởi đầu cho một giai đoạn suy thoái kéo dài tới năm 2024.
Stephen Roach, người từng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Morgan Stanley Asia và Kinh tế trưởng Morgan Stanley, cảnh báo kinh tế Mỹ cần “phép màu” mới có thể tránh được một cuộc suy thoái.
“Kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái vì những tác động của quá trình siết chặt chính sách tiền tệ thường có độ trễ nhất định”, Roach chia sẻ trong chuyên mục “Fast Money” của CNBC.
Nhà kinh tế học Stephen Roach. Ảnh: CNBC.
Ông nhận định Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải theo đuổi chiến lược chính sách tiền tệ từng được áp dụng bởi người tiền nhiệm Paul Volcker. Trong những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, ông Volcker đã quyết liệt tăng mạnh lãi suất trong bối cảnh lạm phát vượt ngưỡng 11%.
“Những ‘nỗi đau’ mà Pau Volcker từng mang lại đối với kinh tế Mỹ để kéo giảm lạm phát là tỷ lệ thất nghiệp lên tới hơn 10%”, ông nói. “Cách duy nhất để Fed có thể tránh được viễn cảnh đó nằm ở sự quyết tâm của họ khi bám sát các nguyên tắc đã đề ra, đồng thời đưa lãi suất quỹ liên bang thực tế về ngưỡng giới hạn (restrictive), hiện vẫn cách khá xa mức lãi suất hiện tại”.
Dù Fed liên tục tăng lãi suất trong bốn cuộc họp gần nhất, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ thậm chí giảm xuống ngưỡng 3,5% trong tháng trước, thấp nhất trong vòng 50 năm. Điều đó có thể thay đổi sau khi báo cáo việc làm mới nhất, dự kiến công bố trong ngày 2/9 tới. Roach dự báo con số này sẽ bắt đầu tăng lên.
“Tỷ lệ thất nghiệp thấp dù Fed tăng mạnh lãi suất thời gian qua đồng nghĩa với việc họ còn rất nhiều việc phải làm”, ông nhấn mạnh. “Tỷ lệ thất nghiệp cần tăng lên ngưỡng 5%, và hy vọng sẽ không cao hơn quá nhiều. Nhưng không loại trừ khả năng con số này chạm ngưỡng 6%”.
Một điểm đáng chú ý khác tới từ người tiêu dùng. Roach dự báo họ sẽ sớm “đầu hàng” trước lạm phát cao. Một khi điều đó xảy ra, chi tiêu tiêu dùng sụt giảm và có tác động rộng lớn đến toàn bộ nền kinh tế, trong đó có thị trường lao động.
“Khi đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có thể giảm 1,5-2% và tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng thêm tối thiểu 1-2%”, Roach nhận định. “Điều đó đồng nghĩa với một cuộc suy thoái”.
Người đồng hành