MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đa chiều nội thất trong không gian bếp của tương lai

12-03-2024 - 13:30 PM | Thị trường

Đa chiều nội thất trong không gian bếp của tương lai

Cuộc thi Kitchen Insight Plus đã khép lại với 50 tác phẩm được vinh danh, mang đến nhiều góc nhìn sáng tạo, đa chiều trong thiết kế không gian bếp, đồng thời, khéo léo lồng ghép những ý niệm hữu hình về tương lai của lối sống lành mạnh, phong cách sống sang trọng, đề cao giá trị sức khoẻ và hạnh phúc gia đình.

Kitchen Insight là cuộc thi thiết kế nội thất không gian bếp quy mô toàn quốc, tạo một sân chơi giàu sáng tạo cho cộng đồng kiến trúc sư, thiết kế nội thất Việt Nam. Cuộc thi đã bước sang mùa thứ 2, được tài trợ bởi Panasonic Việt Nam, giúp thương hiệu hiện thực hóa mục tiêu chiến lược – nâng tầm cuộc sống khỏe mạnh và tiện nghi của các gia đình Việt Nam. Thông qua cuộc thi, Panasonic đã thành công đánh dấu bước tiến mới trong hành trình kiến tạo không gian sống tiện nghi, mở ra xu hướng phong cách sống mới.

Sản phẩm chủ đạo trong cuộc thi Kitchen Insight Plus (mùa 2) là BST "Rose Gold Concept", hội tụ những thiết bị gia dụng đẳng cấp, được đánh giá cao về thiết kế, tương thích với đa dạng phong cách, từ truyền thống đến hiện đại.

Lấy truyền thống làm điểm tựa

Mặc dù các yếu tố truyền thống là một kho tàng ý tưởng cho các nhà thiết kế, nhưng các nhà thiết kế cũng luôn phải đổi mới để đảm bảo tính tiếp nối và ứng dụng. BST "Rose Gold Concept" của Panasonic đã góp phần làm nên thành công này, nâng tầm tính ứng dụng trong gian bếp theo phong cách cổ điển. 

Theo đó, tác phẩm Nhà An (NTK Chu Thành An – Giải Nhất hạng mục Thiết kế không gian bếp Truyền thống & Cổ điển) truyền tải thông điệp về một căn bếp với không gian lưu chuyển khéo léo cho các gia đình đa thế hệ, vừa khuyến khích tương tác lại đảm bảo sự riêng tư cho mỗi cá nhân. Về chi tiết, tác giả chú trọng đến sự hài hoà giữa vật liệu quen thuộc như sơn mài, gạch thô cùng các đường thẳng sắc sảo, nền đen huyền bí từ tủ lạnh Panasonic Prime+ Edition, tạo nên điểm nhấn giàu xúc cảm.

Đa chiều nội thất trong không gian bếp của tương lai- Ảnh 1.

Tác phẩm Nhà An (NTK Chu Thành An)

Tác phẩm Hồn Tre (nhóm APA – Giải Thiết kế bếp được yêu thích nhất) lại mang đến ý tưởng về không gian giao thoa giữa hai nền văn hoá Việt – Nhật. Vật liệu tre trở thành ‘nhân vật chính’, hiện diện đầy kiêu hãnh bên thiết kế hiện đại, pha chút hơi hướng Nhật Bản từ BST "Rose Gold Concept" của Panasonic, khơi gợi ký ức đẹp đẽ chốn thôn quê nhưng vẫn phù hợp với thẩm mỹ đương thời.

Đa chiều nội thất trong không gian bếp của tương lai- Ảnh 2.

Tác phẩm Thang Ging (nhóm Thang Ging)

Tác phẩm Thang Ging (nhóm Thang Ging) lại đánh dấu nguồn cảm hứng văn hoá người Chăm thể hiện qua lối bài trí và cách ‘chơi’ với sắc màu vàng – đồng đen. Kiến trúc tháp Chăm với những cửa vòm chóp nhọn, sắc đỏ đặc trưng từ vật liệu gạch non trong mỗi công trình di sản nay hiện đại hơn khi phối hợp với mặt gương đen huyền bí từ tủ lạnh và các thiết bị bếp cao cấp trong BST "Rose Gold Concept".

Một số tác phẩm khác mang phong cách truyền thống trong top 50 như Dấu son (nhóm Son – giải nhì phong cách thiết kế cổ điển & truyền thống), Trốn (Nguyễn Hữu Huy – giải ba phong cách thiết kế cổ điển và truyền thống), Chữa lành (nhóm Chìm Sâu – Thiết kế bề bếp được yêu thích nhất)… cũng thành công khai thác vẻ đẹp linh hoạt của BST "Rose Gold Concept", kiến tạo những không gian giàu giá trị văn hoá song vẫn tiện nghi, đẳng cấp.

Dấu ấn đương đại thêm rõ nét

Tiên phong trong các giải pháp công nghệ dành cho tương lai là giao điểm thú vị giữa BST "Rose Gold Concept" và những nhà thiết kế theo đuổi tinh thần hiện đại.

Tác phẩm Con thuyền của sự bình yên (nhóm Quy Collective – giải Nhất hạng mục thiết kế không gian bếp hiện đại và tương lai) mang nguồn cảm hứng bất tận từ kết cấu cột, buồm của những chiếc tàu gỗ, đón chào sự hiện diện của ánh nắng, gió trời trong không gian bếp. Tinh thần hiện đại tiếp tục được nâng tầm với sự hiện diện của các thiết bị bếp nấu, bồn rửa kết hợp cùng máy lọc nước Alkaline hiện đại, đặt bên trên đảo với chất liệu đá thô, tạo thành điểm nhấn đối lập nhưng hài hòa với tổng thể gỗ sáng và ấm áp.

Tác phẩm Lowkey Luxury (NTK Bùi Hữu Mạnh – giải Thiết kế ứng dụng BST Rose Gold ấn tượng nhất) lại nâng tầm BST "Rose Gold Concept" trở thành điểm đặc trưng của không gian bếp, thể hiện cá tính của những gia chủ luôn chú trọng vào sự thoải mái và trải nghiệm cá nhân.

Đa chiều nội thất trong không gian bếp của tương lai- Ảnh 3.

Tác phẩm Omakase Kitchen (NTK Nguyễn Công Minh)

Trong 50 tác phẩm được vinh danh, Omakase Kitchen (NTK Nguyễn Công Minh), Aquachen (NTK Vũ Như Tiến)… cũng là những cái tên tiêu biểu, thành công lột tả không gian bếp ấn tượng với những đường nét, chất liệu và hoạ tiết được truyền cảm hứng bởi xu hướng thiết kế và bối cảnh của xã hiện đại cũng như dự đoán về tương lai của các nhà thiết kế tài năng.

Không chỉ giới hạn trong khuôn khổ của phong cách thiết kế, BST "Rose Gold Concept" cũng là sự lựa chọn hoàn hảo cho những công trình đòi hỏi sự tỉ mỉ trong lựa chọn chất liệu, màu sắc. Tiêu biểu như bộ sưu tập thiết bị gia dụng (nhóm DOIT CREATIVE - giải thưởng the Best CMF – vinh danh thiết kế CMF) hay Infinity (NTK Vũ Văn Bắc)

Đa chiều nội thất trong không gian bếp của tương lai- Ảnh 4.

Ông Marukawa Yoichi – Tổng Giám đốc Panasonic Việt Nam phát biểu tại Lễ trao giải cuộc thi Kitchen Insight Plus

Ông Marukawa Yoichi – Tổng Giám đốc Panasonic Việt Nam chia sẻ: "Việc thiết kế không gian bếp giúp gia chủ nâng tầm không gian sống, đồng thời, truyền cảm hứng về tương lai của lối sống lành mạnh, phong cách sống sang trọng. Đây chính là nền tảng bền vững mà những gia chủ coi trọng giá trị thể chất, tinh thần luôn hướng đến. Thấu hiểu điều đó, Panasonic thiết kế bộ giải pháp sức khỏe toàn diện, chăm sóc cuộc sống của mỗi gia đình Việt. Bộ sưu tập "Rose Gold Concept" là một minh chứng tiêu biểu cho chiến lược của chúng tôi, đảm bảo từ thẩm mỹ đến công năng, giúp các gia chủ thêm phần trân quý ‘trái tim’ của mái ấm".

Ánh Dương

Tổ Quốc

Từ Khóa:
Trở lên trên