MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đã có ít nhất 2 công ty xác nhận chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam vì chiến tranh thương mại

"Chiến thanh thương mại sẽ còn kéo dài", CEO Shigenobu Nagamori của Nidec ngậm ngùi thừa nhận.

Mới đây, hãng sản xuất Nidec của Nhật Bản đã tuyên bố sẽ dịch chuyển một phần nhà máy liên doanh với Panasonic tại Trung Quốc sang nơi khác, một dấu hiệu tiếp theo của xu thế tháo chạy khỏi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Cụ thể, hãng Nidec sẽ dịch chuyển mảng sản xuất động cơ lái trợ lực xe hơi cũng như một số bộ phận của sản phẩm máy điều hòa gia đình sang các nhà máy ở Mexico. Tính đến tháng 3.2018, Nidec đã đầu tư 20 tỷ Yên (178 triệu USD) vào Mexico nhằm nâng cao gấp đôi công suất các nhà máy của hãng tại đây. Điều này cũng dễ hiểu bới nếu tiếp tục ở lại Trung Quốc, sản phẩm của Nidec sẽ nằm trong danh sách chịu mức thuế 25% từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.

"Chiến thanh thương mại sẽ còn kéo dài", CEO Shigenobu Nagamori của Nidec ngậm ngùi thừa nhận.

Đã có ít nhất 2 công ty xác nhận chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam vì chiến tranh thương mại - Ảnh 1.

Một công nhân nhà máy tại Việt Nam


Thông thường, Trung Quốc là nơi cung cấp rất nhiều đầu vào cho ngành ô tô Mỹ do chi phí sản xuất rẻ, nhưng Nidec tin rằng chiến tranh thương mại sẽ khiến động thái dịch chuyển sản xuất sang Mexico của hãng tạo nên lợi thế cũng như hút các đơn hàng từ đối thủ vẫn còn sản xuất ở Trung Quốc.

Mặc dù dịch chuyển sản xuất nhưng Nidec vẫn đầu tư hoạt động nhà máy tại Trung Quốc nhằm tận dụng thị trường xe hơi điện đang bùng nổ ở đây.

Trong khi đó, một trong những hãng Nhật Bản đặt nhà máy đầu tiên tại Trung Quốc là Panasonic đã quyết định dịch chuyển một phần mảng sản xuất các thiết bị cho xe hơi điện sang Thái Lan, Malaysia và Mexico. Những sản phẩm này vốn được sản xuất tại các nhà máy của Panasonic ở Tô Châu và Thẩm Quyến-Trung Quốc.

Theo một giám đốc của Panasonic, công ty cũng cung cấp sản phẩm cho hãng sản xuất xe điện nổi tiếng Tesla tại Mỹ và hàng rào thuế quan mới có thể khiến tập đoàn thiệt hại tới 10 tỷ Yên (89 triệu USD).

Ảnh hưởng sâu rộng

Không riêng gì những tập đoàn quốc tế, các công ty xuất khẩu Trung Quốc có thị trường Mỹ là chủ chốt cũng chịu ảnh hưởng nặng. Hãng điện tử TCL tại Quảng Đông đang lên kế hoạch mở rộng nhà máy tại Mexico nhằm thay thế dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc. Công ty dự kiến sẽ nâng sản lượng của nhà máy tại Mexico từ 2 triệu đơn vị năm 2017 lên 3-4 triệu đơn vị thời gian tới.

Hãng TCL mua lại nhà máy ở Mexico từ Sanyo Electric năm 2014 và mặc dù sản phẩm tivi LCD không nằm trong danh sách đánh thuế nhưng TCL vẫn chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất.

Một công ty Trung Quốc khác là GoerTek tại tỉnh Sơn Đông-Trung Quốc, chuyên lắp ráp AirPods cũng đã tuyên bố sẽ dịch chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam nhằm tránh chiến tranh thương mại. Hai nhà cung cấp khác của Apple là Pegatron của Đài Loan và Cheng Uei Precision Industry cũng lên kế hoạch mở rộng nhà máy tại nước khác với lý do tương tự.

Trong khoảng tháng 7-9/2018, Tổng thống Trump đã đánh thuế đến 250 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc với đủ thể loại sản phẩm. Mặc dù luật pháp Mỹ cho phép nước này ngoại trừ một số sản phẩm khỏi mức thuế cao nhưng chúng vẫn chưa hề được dùng tới.

Không riêng gì nhà máy tại Trung Quốc, một số công ty tại nước ngoài cũng chịu ảnh hưởng. Các hãng xe hơi Nhật xuất khẩu rất lớn sang thị trường Mỹ nhưng đầu vào của họ lại đến chủ yếu từ Trung Quốc, nơi có chi phí sản xuất rẻ hơn. Hệ quả là những thương hiệu như Keihin, đối tác của hãng xe Honda, hay Yokowo cũng chịu thiệt hại từ chiến tranh thương mại dù có nhà máy tại Nhật.

Đã có ít nhất 2 công ty xác nhận chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam vì chiến tranh thương mại - Ảnh 2.

Hàng loạt tập đoàn lớn dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc sang các địa điểm mới

Hãng Yokowo vốn xuất khẩu tới 70% sản phẩm sản xuất tại các nhà máy của công ty ở Trung Quốc đang nhanh chóng dịch chuyển dây chuyền sang Việt Nam. Doanh nghiệp này đặt mục tiêu hoàn thành việc di dời vào cuối năm nay thay vì vào giữa năm 2020 như kế hoạch ban đầu.

Sự di chuyển của các nhà máy sản xuất không những tác động đến các mảng sản xuất thành phẩm mà còn tác động đến những nhà máy sản xuất nguyên liệu thô trong chuỗi cung ứng. Công ty sản xuất polyester Zhejiang Hailide New Material của Trung Quốc đã đầu tư tới 155 triệu USD để mở nhà máy đầu tiên tại Việt Nam, dự kiến đi vào hoạt động giữa năm 2020. Theo kế hoạch, khoảng 20% doanh số của nhà máy này sẽ đến từ xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Mặc dù nhiều hãng cho rằng ảnh hưởng chiến tranh thương mại đến kinh doanh là có giới hạn do số lượng nhà cung ứng có hạn, ví dụ trên thế giới chỉ có một vài nhà máy cung cấp nguyên liệu hóa chất thô ngoài Trung Quốc, nhưng họ vãn dịch chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc nhằm ổn định hoạt động. Tại Việt Nam, một quan chức tiết lộ thị trường này đã trở thành điểm nóng cho các nhà máy dịch chuyển sản xuất nếu muốn xuất khẩu sang Mỹ.

Không dừng lại đó, chiến tranh thương mại sẽ khiến các nhà máy nội địa ở Đông Nam Á nhận được nhiều đơn hàng hơn do là một lựa chọn thay thế. Việc các công ty dịch chuyển cũng sẽ kích thích tăng trưởng, nhu cầu nguyên liệu đầu vào và các ngành kinh doanh của những thị trường này.

Hãng Delta Electronics của Thái Lan cho biết thị trường đang có sự bùng nổ trong những đơn hàng mới cùng các nhà máy mới.

Quyết định khó khăn

Đối với Panasonic, việc dịch chuyển khỏi Trung Quốc là một quyết định vô cùng khó khăn khi hãng là một trong những công ty Nhật đầu tiên sản xuất tivi tại đây vào năm 1987, chỉ 9 năm sau khi Cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đề nghị nhà sáng lập công ty là ông Konosuke Matsushita giúp đỡ hiện đại hóa ngành công nghiệp Trung Quốc.

Sau đó, Trung Quốc nhanh chóng trở thành công xưởng của Panasonic với hơn 40 cơ sở sản xuất nhờ chi phí nhân công rẻ. Tuy vậy giá nhân lực đi lên cùng chiến tranh thương mại đang buộc Panasonic phải suy xét lại chiến lược kinh doanh đã tồn tại nhiều thập niên này.

Đã có ít nhất 2 công ty xác nhận chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam vì chiến tranh thương mại - Ảnh 3.

Cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình và nhà sáng lập Panasonic Konosuke Matsushita tại Nhật Bản năm 1978


Hiện nay, Trung Quốc vẫn là điểm đến sáng giá cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi 6 tháng đầu năm 2018 đạt 70,2 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên chuyên gia Dai Hakozaki của JETRO nhận định chi phí nhân lực cao và chiến tranh thương mại sẽ thúc đẩy dòng dịch chuyển của các nhà máy từ đây sang Đông Nam Á.

Số liệu chính thức cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng trong tháng 9/2018, ngay trước khi mức thuế mới được công bố. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, đây là dấu hiệu của việc các doanh nghiệp cố gắng xuất khẩu nhằm tận dụng trước khi bị đánh thuế và dịch chuyển khỏi Trung Quốc để tránh chiến tranh thương mại.


Theo AB-Nikkei

Thời Đại

Trở lên trên