Đặc điểm của người hay tự rước hoạ vào thân: Không biết lượng sức, không hiểu rõ "trong kẻ mạnh luôn có kẻ mạnh hơn"
Đối với một người mà nói, những tai họa mà người đó đã gặp trong đời, phân nửa đều không phải do người khác đem tới, mà là do bản thân tự mình tạo nên.
- 09-07-2020Có 4 điểm cần lưu ý khi mua đỗ để tránh rước về loại kém chất lượng, không tốt cho sức khỏe
- 03-11-2019Đọc sách cũng phải biết lượng sức: Không cần đọc sách lấy thành tích, chỉ cần mỗi tháng một cuốn, bạn sẽ thấy tư duy của mình thay đổi
- 21-03-2019Triết lý sống của Chúa tể bầu trời: Biết lượng sức mình không phải là nhu nhược, càng không phải coi thường ước mơ, mà là sự sáng suốt của lý trí và tầm nhìn
1. Người tham lam
Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không bao giờ biết chán, biết đủ, biết dừng. Người có quyền cao chức trọng thì lợi dụng chèn ép, bóc lột kẻ dưới. Người không được thì tìm cách trộm cướp, lường gạt của người khác. Kẻ bần cùng thì oán trời trách đất, oán ghét xã hội, bạn bè, người thân.
Từ tham lam dẫn đến tham vọng rồi từ đó bày mưu lập kế, để tìm kiếm cho được những gì ưa thích chẳng cần biết là thiệt hại cho ai, nên tục ngữ có câu: "Bể kia dễ lắp, túi tham khó đầy". Tham cho mình, rồi tham cho gia đình người thân và tham cho cả quốc gia, xã hội của mình. Tham vọng bắt nguồn từ sự tâm tham cầu quá đáng, nên nó khiến cho ta đau khổ, vì được thì phải gìn giữ sợ mất mát, không được thì phiền muộn khổ đau. Làm người như vậy, cả đời sống trong toan tính, mệt nhọc cơ cầu.
Tăng Quốc Phiên từng nói: "Làm việc với người tham lam, rất mệt mỏi". Điều này có nghĩa là khi kết bạn hoặc làm việc với những người đòi hỏi quá cao thì bạn sẽ bị người đó làm cho mệt mỏi.
Trong cuộc sống, nếu kết bạn và giao lưu với những người như thế thì bạn có thể bị lợi dụng, chèn ép, lừa dối hoặc thậm chí có thể biến thành "người thế thân" cho họ trong các tình huống nguy hiểm.
Sống, ôm trong lòng một túi tham vô đáy, trước mệt thân, sau hại chính mình.
2. Người không có đức hạnh
Người có đạo đức sẽ giống như một vùng đất phì nhiêu, có thể nuôi dưỡng vạn vật, chứa đựng nhiều thứ. Nhưng người không có đức lại giống như vùng đất cằn cỗi, rất khó phát triển.
Với những người chỉ biết dùng thủ đoạn nham hiểm để mưu lợi cá nhân sẽ rất dễ tự hại chính mình. Ví dụ trong môi trường làm việc, khi đi cùng cấp trên thì những người thủ đoạn thường tìm mọi cách để lấy lòng sếp. Đợi khi bản thân được thăng chức, họ sẽ không nhìn vào năng lực mà chỉ dựa vào người mà họ thích để đề bạt và điều chỉnh chức vị cấp dưới của mình.
Có thể thăng chức là một chuyện tốt, đôi khi đó cũng là số mệnh. Nhưng nếu một người có thể giữ vị trí cao nhưng khi gặp chuyện lại không biết cách xử lý công bằng, chỉ dựa vào người mình thích và ghét để giải quyết vấn đề, vậy thì một ngày nào đó, khi công việc gặp trục trặc, cũng sẽ tự mình chuốc họa.
Người có năng lực nhưng lại không có đạo đức thì cũng không thể làm được gì to lớn. Bởi khi họ đã làm rất nhiều chuyện bại hoại đạo đức để mưu lợi, thì chắc chắn sẽ mang đến tai họa, thậm chí có thể đi tù.
3. Ngu dốt
Một người thông minh và chân chính sẽ không bao giờ đổ lỗi cho người khác về lỗi lầm của mình mà luôn có trách nhiệm và nghiêm túc nhận lỗi khi mắc sai lầm. Trong khi những người dốt thì làm ngược lại. Họ thích được người khác thương hại hơn là thừa nhận mình đã phạm sai lầm. Và họ sẽ đẩy trách nhiệm của mình cho người khác bất cứ khi nào có thể. Bằng cách này người ngu dốt sẽ mãi không thể tiến bộ, đã dốt lại càng dốt thêm.
Người khiêm tốn sẽ hiểu được rằng, cần phải học, học nữa, học mãi, cả đời đều phải học, cũng không ngại đặt câu hỏi. Tục ngữ có câu: "Làm bừa không bằng làm khéo". Cần không ngừng học hỏi để tự trưởng thành, làm việc phải mềm mỏng khéo léo, trồng sung ra vả.
Những người ngu dốt cố gắng để được công nhận là giỏi hơn những người khác. Họ thậm chí sẽ tìm cách thao túng và hạ bệ người khác vì sự ích kỷ của mình. Họ luôn phán xét, đầy định kiến và nghĩ rằng mình giỏi hơn bất kỳ ai khác.
4. Không biết lượng sức
Có một khối đá lớn, nếu đã không nhấc nổi thì đừng nhấc, kết quả của việc cố gắng nhấc lên là dễ bị đập vào chân mình. Câu chuyện về con bọ ngựa đấu xe, chắc hẳn nhiều người cũng đã quen thuộc.
Chuyện kể rằng có con bọ ngựa nọ, nó nhấc cặp càng của mình lên với hi vọng có thể dựa vào sức mình, ngăn không cho bánh xe to đi qua. Kết quả là đã mất đi tính mạng.
Người không biết lượng sức không phải rất giống với con bọ ngựa đáng thương đó sao?
"Núi cao còn có núi cao hơn, người giỏi còn có người giỏi hơn". Từ xưa đến nay, trong kẻ mạnh sẽ luôn có kẻ mạnh hơn. Người có cảnh giới cao sẽ hiểu được "thủ điểm yếu" là gì, họ sẽ không bộc lộ ra tài năng của mình. Người thông minh cũng biết lượng sức mà làm, trông như đi rất chậm nhưng họ lại đi rất vững và rất dài.
Đối với một người mà nói, những tai họa mà người đó đã gặp trong đời, phân nửa đều không phải do người khác đem tới, mà là do bản thân tự mình tạo nên.
Một người chỉ cần có sự kiên trì, nhận định được vị trí của mình, thế thì không cần quyền cao chức trọng, cũng không cần eo quấn bạc triệu, chỉ cần làm nhiều việc hợp với đạo đức, họ sẽ tự nhiên đi vững trên mỗi con đường, tai họa cũng vì thế mà tránh xa.
Trí thức trẻ