Đặc khu kinh tế: Nếu cứ sợ chẳng làm được gì!
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Văn Phúc - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Quốc hội, cố vấn ban soạn thảo luật đặc khu.
- 15-04-20183 đặc khu kinh tế sẽ có thể chế vượt trội?
- 13-04-2018Xây đặc khu: Chỉ một đồng nhưng "hút" về 10 đồng
- 13-04-2018Chuyên gia Phạm Chi Lan: Rất khó phát triển công nghệ cao ở các đặc khu kinh tế như kỳ vọng của Việt Nam
Theo ông Phúc, hiện nay có nhiều luồng tư tưởng trái chiều, thậm chí lo ngại về ưu đãi quá lớn cho đặc khu, và số vốn ngân sách bỏ ra, hiệu quả đầu tư.
“Tôi nói rằng, xét về tổng thể so với các đặc khu kinh tế của các nước xung quanh, mô hình đặc khu kinh tế của chúng ta về tổng thể cạnh tranh hơn, có thể hút các nhà đầu tư lớn nước ngoài. Bởi vậy, phải quyết liệt và táo bạo để làm” - nguyên Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Quốc hội nói với PV Lao Động.
Ưu đãi vượt trội
Về cơ chế ưu đãi chung cho 3 đặc khu kinh tế, Dự thảo luật cũng đưa ra những quy định về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Miễn thuế thu nhập trong vòng 5 năm, nhưng không quá năm 2030 đối với cá nhân khi có thu nhập diện chịu thuế phát sinh ở đặc khu kinh tế. Những năm tiếp theo, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp sẽ được giảm 50%.
Đặc biệt, theo đề xuất đưa ra tại Dự thảo, những dự án đầu tư có thời hạn thực hiện từ 10 năm trở lên của nhà đầu tư nước ngoài nếu đáp ứng điều kiện về quy mô vốn đầu tư trong ngành, nghề như: Du lịch, dịch vụ thương mại, phân phối, bán lẻ...; và dự án đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài thuộc danh sách 500 tập đoàn lớn nhất thế giới và của các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, quỹ đầu tư 100% nước ngoài sẽ được ưu đãi thêm 2 năm miễn thuế và 4 năm giảm 50% thuế.
Ngoài ra, chính quyền quản lý đặc khu sẽ được phân quyền rất mạnh, có thể quyết định các dự án đầu tư nhóm A (do Chính phủ quyết) và các nhóm còn lại. Doanh nghiệp vào đầu tư sẽ nhận được thủ tục nhanh gọn hơn rất nhiều so với các địa phương khác.
Nhận định về những ưu đãi này, ông Nguyễn Văn Phúc - nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT Quốc hội - cho rằng, việc ưu đãi vượt trội với các đặc khu kinh tế là chuyện đương nhiên.
“Với những ưu đãi này hoàn toàn khác biệt với cả nước nhưng chúng ta còn phải tính tới có cạnh tranh được với các đặc khu kinh tế khác của khu vực như đặc khu Thâm Quyến hay không? Theo tôi, những ưu đãi này có tính cạnh tranh và chúng ta phải luôn luôn thay đổi để tạo ra sự cạnh tranh cao hơn. Khi đó mới hút được các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới vào đầu tư” - ông Phúc nói.
Đừng sợ bỏ vốn ra
Theo bản thẩm định đề án Bộ Tài chính gửi các bộ, 1,57 triệu tỉ đồng là tổng số vốn dự kiến cần huy động để đầu tư cho 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Cơ cấu của 1.570.000 tỉ đồng này như sau: 270.000 tỉ đồng dành cho đặc khu Vân Đồn trong giai đoạn 2018 - 2030. 400.000 tỉ đồng dành cho đặc khu Bắc Vân Phong trong giai đoạn 2019 - 2025. Cao nhất là 900.000 tỉ đồng - trong giai đoạn 2016 - 2030, để đưa đảo Phú Quốc trở thành một đặc khu sầm uất, trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 59%, vốn nước ngoài khoảng 41%.
Chia sẻ với các ĐBQH tại kỳ họp thứ 4 vừa qua, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng cũng khẳng định, chính sách về đặc khu phải đảm bảo vượt trội so với các mô hình trong nước và như vậy mới đảm bảo tính cạnh tranh quốc tế.
“Người ta tính cần 40 tỉ USD ở Phú Quốc hay 270.000 tỉ đồng ở Vân Đồn là tính tổng mức đầu tư và người ta có phương án để huy động được trong vòng 5-10 năm và điều đó sẽ tạo ra cú hích phát triển ở khu vực ấy. Cú hích đến thông qua đầu tư, thông qua các sản phẩm tạo ra tại đó mà nhà nước lại không phải bỏ tiền ra. Đó mới chính là cái lợi thu được.
40 tỉ USD hay 270.000 tỉ đồng đó chính là lợi nhuận mà đặc khu đem lại. Hút được khoản đầu tư cực lớn trên một diện tích đầu tư cực nhỏ đó chính là nguyên lý của đặc khu, là lợi ích kinh tế hướng tới chứ đó không phải là chi phí.
Còn phần vốn ngân sách nhà nước phải bỏ ra thì cũng sao đâu, mỗi đồng bỏ ra để hút được 10 đồng về chẳng phải rất tốt, rất đáng bỏ ra sao?”.
Về việc bỏ ra số tiền, theo TS Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội cho rằng, cần 40 tỉ USD ở Phú Quốc hay 270.000 tỉ đồng ở Vân Đồn là tính tổng mức đầu tư và người ta có phương án để huy động được trong vòng 5-10 năm và điều đó sẽ tạo ra cú hích phát triển ở khu vực ấy. Cú hích đến thông qua đầu tư, thông qua các sản phẩm tạo ra tại đó mà Nhà nước lại không phải bỏ tiền ra. Đó mới chính là cái lợi thu được.
“Hút được khoản đầu tư cực lớn trên một diện tích đầu tư cực nhỏ đó chính là nguyên lý của đặc khu, là lợi ích kinh tế hướng tới chứ đó không phải là chi phí”.
Trao đổi với PV Lao Động rõ hơn về nguồn vốn đầu tư vào đặc khu, ông Phúc cho rằng, hiện nay các địa phương đều xin giữ lại phần ngân sách thu được để đầu tư đặc khu nhưng quan điểm ban soạn thảo là chỉ những phần vượt thu của ngân sách địa phương.
“Theo tôi, với số tiền lớn như vậy thì phải có ngân sách trung ương rót vào nữa, mình địa phương sẽ không làm được. Đừng ngại bỏ ra số tiền lớn mà nên nghĩ về hiệu quả kinh tế thu về. Hiện tại có nhiều ý kiến chuyên gia kinh tế, các đại biểu QH lo ngại việc bỏ ra tiền lớn nhưng thất bại. Nhưng không ai hỏi, nếu thành công thì đặc khu sẽ tạo ra giá trị lan toả cho cả vùng, thậm chí cả nước. Bởi vậy, chúng ta thận trọng nhưng cứ lo sợ quá thì không làm được gì” - nguyên Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Quốc hội nói.
Lao động