Đại biểu đề nghị phải xử lý trách nhiệm người gây ra nợ xấu và không bán nợ cho nước ngoài
Phát biểu tại tổ về việc xây dựng luật, pháp lệnh sáng 23/5, Đại biểu Nguyễn Minh Đức, đoàn đại biểu Tp. Hồ Chí Minh đồng ý cần phải có Nghị quyết về xử lý nợ xấu vì đây là vấn đề rất cấp bách.
- 23-05-2017Kỳ vọng từ cơ chế mới xử lý nợ xấu gây "sóng" cổ phiếu ngân hàng
- 23-05-2017Nghị quyết về xử lý nợ xấu bổ sung vào kỳ họp là quá gấp?
- 23-05-2017Phó Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Đức Kiên: Xử lý nợ xấu còn lại sẽ gian nan hơn 4 năm qua rất nhiều
- 22-05-2017Quốc hội đề nghị xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân gây ra nợ xấu
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng phải xác định giới hạn phạm vi rõ ràng cho việc xử lý nợ xấu này là từ 2016 trở về trước, nếu không sẽ vô hình trở thành hành lang, nếu cẩn thận mà không kiểm soát được sẽ khiến cho một bộ phận trong ngân hàng làm ẩu, làm thiếu trách nhiệm tiếp tục gây ra nợ xấu.
Song hành với giải quyết nợ xấu, NHNN phải có cơ chế siết chặt hoạt động, trách nhiệm của các tổ chức để xảy ra nợ xấu. Vì nợ xấu là nợ khó đòi, nợ bấp bênh, cần phải xác định rõ ranh giới giữa việc gây ra nợ xấu và lợi dụng để phạm tội.
Đại biểu nhấn mạnh việc phải có quy định về việc quy định trách nhiệm của người gây ra nợ xấu.
Về nguyên tắc xử lý nợ xấu, Đại biểu có các đề xuất đối với Nghị định đó là:
Một, giải quyết nợ xấu cần bổ sung quy định không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu;
Hai, phải xử lý trách nhiệm của người, tổ chức gây ra nợ xấu;
Ba, không được bán nợ xấu cho người nước ngoài. “Sau vụ việc cho người nước ngoài mua nhà cửa đã dẫn đến câu chuyện có rất nhiều tài sản đã thuộc về người nước ngoài. Nếu làm như vậy với nợ xấu, điều gì sẽ dẫn đến, xảy ra với an ninh quốc gia?”, đại biểu băn khoăn.
Và đại biểu cho rằng, theo tờ trình của bên Ngân hàng tới Quốc hội ngày 22/5, cũng như của Ủy ban Kinh tế, liệu có hợp lý không khi quy định việc thu giữ tài sản liên quan đến nợ xấu. Theo quy định hiện hành thì các tranh chấp về dân sự là phải qua tòa án, nhưng việc thu giữ tài sản này lại đề xuất không qua tòa án. Nếu cho phép tổ chức tín dụng có quyền thu giữ tài sản, như thế là trao cho họ cái đặc quyền chưa có tiền lệ.