Đại biểu Hoàng Quang Hàm: Việt Nam sẽ có lúc phải vay để trả nợ gốc 20.000 đến 40.000 tỷ đồng mỗi tháng trong giai đoạn 2019 - 2021.
Vị Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng nêu ra nhiều vấn đề khác dù không phủ nhận "Kinh tế - ngân sách 2018 là một bức tranh đẹp và toàn diện".
- 29-05-2019Quốc hội không đồng ý cho phạm nhân lao động ngoài trại giam
- 29-05-2019Kiến nghị Quốc hội cho phép trả hơn 4.000 tỷ GPMB cao tốc Hà Nội-Hải Phòng
- 28-05-2019Quốc hội phê duyệt cả 9.600 dự án trong 5 năm liệu có khả thi?
- 28-05-2019Câu hỏi của người dân về dự án, quy hoạch treo và đề nghị của Đại biểu Quốc hội: "Không nên đẩy cái khó cho dân!"
- 28-05-2019"Chốt" 4 Bộ trưởng "đăng đàn" trả lời chất vấn Quốc hội
Phát biểu tại hội trường, Đại biểu Hoàng Quang Hàm, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, nêu ra những thành tựu lớn về kinh tế - xã hội mà Việt Nam đã đạt được trong thời gia qua. Theo đó, 12 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội đều đạt và vượt, tổng thu ngân sách nhà nước vượt dự toán, trung ương vượt thu sau 3 năm liên tiếp hụt thu, bội chi được kiểm soát, nợ công trong tình trạng cho phép….
"Kinh tế - ngân sách 2018 là một bức tranh đẹp và toàn diện", ông Hàm nhận định. Tuy nhiên, vị đại biểu quốc hội của Phú Thọ cũng dẫn ra những mặt còn hạn chế như trong báo cáo của Chính phủ đã nhận định.
Mô hình tăng trưởng chưa thực sự đổi mới, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố đầu vào thay vì công nghệ. Khu vực nông nghiệp tăng trưởng dựa vào những yếu tố thiếu bền vững còn yếu tố công nghiệp phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài. Nội lực nền công nghiệp còn yếu, phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực dịch vụ phát triển còn hạn chế, chưa phát triển được vai trò chủ đạo dẫn dắt tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tôi cho rằng Chính phủ thẳng thắn. Mô hình tăng trưởng chưa thực sự đổi mới, tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững. Quý 1/2019 tăng trưởng chậm lại so với cùng kỳ. Động lực tăng trưởng chính của năm 2018 cũng đang giảm tốc như sản xuất điện tử, chỉ đạt 1,9% so với 23,6%. Thu hút khách du lịch nước ngoài cũng đang giảm so với cùng kỳ. Ông Hàm cho rằng đổi mới mô hình tăng trưởng, hướng tới tăng trưởng bền vững, vẫn là bài toán lớn cần phải giải quyết.
Phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp là bộ phận chủ yếu tạo ra GDP, động lực quan trọng của tăng trưởng. Doanh nghiệp mở mới hoặc hoạt động trở lại trong năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019 tăng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tốc độ tăng này chậm hơn so với các doanh nghiệp phá sản, đóng cửa. Năm 2018, 163.000 doanh nghiệp mở mới và quay trở lại hoạt động thì có 90.000 doanh nghiệp dừng hoạt động.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 98,3% tổng số doanh nghiệp của nước nhưng trong tổng số các doanh nghiệp kê khai, chỉ có 40% số doanh nghiệp có lãi. Vì vậy, năng lực sản xuất, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn thấp, cần có giải pháp thúc đẩy.
Chất lượng lao động. Số lượng lao động tăng theo các năm nhưng chất lượng lao động không tương ứng. Việt Nam có 54 triệu lao động nhưng chỉ có 22 triệu lao động chưa qua đào tạo. Chất lượng lao động có vấn đề lớn dẫn đến nguy cơ dư thừa lao động mạnh trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 dần hiện hữu và cần giải pháp đột phá.
Ngân sách nhà nước, chính phủ rất nỗ lực để cân đối ngân sách, có được nguồn thu để đáp ứng bội chi. Kiểm soát bội chi, kéo nợ công ra xa mức trần. Chính phủ đã rất quyết tâm nhưng vẫn còn bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.
"Thu ngân sách không bền vững, thu từ đất đai vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng thu từ dầu giảm nhưng tỷ trọng thu từ đất tăng nhanh tương ứng. 2018 là 17,6% ngân sách đến từ dầu và đất", ông Hàm nhấn mạnh.
Ông Hàm cũng đề cập tới giải ngân đầu tư công năm 2018 thấp nhất nhiều tháng qua . 4 tháng đầu năm 2019 cũng chỉ hơn so với cùng kỳ 0,16%. Việc giải ngân chậm ít liên quan đến vướng mắc của luật Đầu Tư công nhưng lại chủ yếu do khâu thực hiện.
Vị đại biểu của Phú Thọ cũng đề cập đến việc tinh giảm biên chế, tinh gọn bộ máy khu vực nhà nước, các đơn vị công lập diễn ra chậm, dẫn đến vấn đề với chi lương, phụ cấp và các khoản chi thường xuyên khác chiếm tỷ trọng cao của ngân sách. Nó thậm chí còn lớn hơn chi cho đầu tư phát triển. Trong khi đó, tổng chi từ ngân sách trung ương cho đầu tư lại đang có dấu hiệu giảm.
Ông Hàm cũng cho rằng sức ép trả nợ đang tăng, có thời điểm số nợ đến hạn trả rất lớn, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản, khó khăn cho vay đảo nợ. Năm 2019 có 9,3% danh mục nợ trong nước của Chính phủ đến hạn, tính cho giai đoạn 2019 - 2021 sẽ là 32,7%. Nhu cầu vay để trả nợ đến hạn giai đoạn 2019 - 2021 khoảng 700 ngàn tỷ; có thời điểm vay để trả nợ gốc lên 20.000 đến 40.000 tỷ trên 1 tháng.
Ông Hàm cho rằng Chính phủ đã đưa ra những giải pháp toàn diện và đầy đủ cho những vấn đề này nhưng câu hỏi đặt ra là chính phủ sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề nào. Theo ông Hàm, Chính phủ nên ưu tiên đặt mục tiêu cho tăng trưởng năm 2019.
Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng cho rằng báo cáo của Chính phủ thiếu nhiều chỉ tiêu quan trọng, đề nghị Chính phủ quan tâm hơn trong việc cung cấp thêm thông tin cho quốc hội.