Đại biểu Quốc hội băn khoăn về nợ xấu tuyệt đối của các ngân hàng lớn
Đại biểu băn khoăn liệu tỷ lệ nợ xấu như báo cáo đã đúng chưa, đủ chưa hay vẫn còn giấu diếm, cần phải minh bạch để có biện pháp xử lý rõ ràng. Ở những ngân hàng lớn, tỷ lệ nợ xấu rất nhỏ nhưng con số tuyệt đối lại rất lớn, bằng cả chục ngân hàng nhỏ cộng lại.
- 06-06-2017Sáng ngày 7/6, Thống đốc NHNN sẽ giải trình về nợ xấu trước Quốc hội
- 06-06-2017“Điểm nhãn” nợ xấu Sacombank
- 06-06-2017Xử lý nợ xấu: Nghị quyết không phải để hợp thức hóa các vi phạm
- 30-05-2017World Bank: 4 trụ cột để Việt Nam xử lý nợ xấu
Sáng nay (7/6), kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.
Theo đại biểu Mai Sỹ Diến đoàn đại biểu Thanh Hóa, đề án xử lý nợ xấu đến nay đã xử lý được hơn 50% và phần còn lại cũng rất nhiều.
Đại biểu kiến nghị rằng tên nghị quyết và nội dung chưa phù hợp, trong đó tên là quy định xử lý nợ xấu của các TCTD nhưng nội dung lại đề cập đến cả nhóm các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, vì thế cần phải sửa đổi tên nghị quyết.
Nếu nghị quyết cho rằng xử lý nợ xấu đã phát sinh thì chưa xử lý tận gốc được, vì thế cần bổ sung cả nguồn gốc gây ra nợ xấu để xử lý triệt để. Nghị quyết cần có quy định rõ ràng về xử lý trách nhiệm của cá nhân/tổ chức gây ra nợ xấu như đề xuất của Ủy ban kinh tế Quốc hội.
Đại biểu cũng cho rằng, ngoài các nguyên tắc do NHNN, Chính phủ đề nghị, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu không dùng ngân sách xử lý nợ xấu và xác định rõ trách nhiệm của các TCTD. Trong dự thảo nghị quyết đã có nói đến không dùng ngân sách nhưng chưa nói đến trách nhiệm, một lần nữa đại biểu nhấn mạnh phải xác định và xử lý trách nhiệm.
Đại biểu đồng thời cho rằng việc xử lý nợ xấu triệt để về 0% là điều không thể. Nợ xấu không quốc gia nào có thể tránh được, và cũng không tổ chức tín dụng nào thoát được song ở Việt Nam nợ xấu đang cao nên nghị quyết, quy định xử lý là cần thiết.
Đại biểu Đinh Duy Vượt - đoàn Gia Lai cho rằng, việc xử lý nợ xấu đã xử lý được phần nào nhưng nó vẫn là cục máu đông ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, doanh nghiệp. Hiện vốn của DN đều dựa vào ngân hàng là chính, việc xử lý nợ xấu là đặc biệt quan trọng và cấp thiết, rất khó khăn nhưng không thể kéo dài.
Đại biểu băn khoăn liệu tỷ lệ nợ xấu như báo cáo đã đúng chưa, đủ chưa hay vẫn còn giấu diếm, cần phải minh bạch để có biện pháp xử lý rõ ràng. Đặc biệt ở những ngân hàng lớn có vốn Nhà nước tỷ lệ nợ xấu rất nhỏ nhưng con số tuyệt đối lại rất lớn, bằng cả chục ngân hàng nhỏ cộng lại.
Phải nhận rõ TCTD nào có tỷ lệ nợ xấu cao nhất và con số tuyệt đối cao nhất để xử lý. Đồng thời cũng cần làm rõ trách nhiệm của từng giai đoạn để xử lý nợ xấu.
Đại biểu cũng cho rằng cần phải làm rõ khái niệm nợ xấu, có quy định chặt chẽ, tránh lỗ hổng để dễ bị lợi dụng.