Đại chiến công nghệ Mỹ-Trung: Washington lên ý tưởng thành lập liên minh với Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm 'đè bẹp' Trung Quốc
Kể từ khi tình trạng thiếu chip diễn ra trên toàn cầu, Washington đã tìm mọi cách để thoát ly chuỗi cung ứng của mình khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
- 01-04-2022Top địa phương có tỷ lệ người dân còn dùng điện thoại "cục gạch" cao nhất
- 31-03-2022Vụ tấn công vào mạng lưới blockchain của Axie Infinity đứng đâu trong bảng xếp hạng "những vụ hack lớn nhất mọi thời đại"
- 31-03-2022Metaverse sẽ thay đổi một ngành công nghiệp hơn 100 tỷ USD, đang tạo ra nhiều triệu phú ở Việt Nam
Tuần này, theo một cổng thông tin Hàn Quốc, chính phủ Mỹ đã đề xuất thiết lập một liên minh cùng các đồng minh châu Á với mục tiêu ngăn chặn ngành công nghiệp bán dẫn non trẻ của Trung Quốc đại lục. Những quốc gia và khu vực này bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.
Đề xuất này không được Seoul "chấp nhận hoàn toàn" vì các công ty sản xuất chip khổng lồ của Hàn Quốc là Samsung Electronics và SK Hynix đã đầu tư hàng tỷ USD vào các cơ sở sản xuất quan trọng ở Trung Quốc. Họ lo ngại Bắc Kinh sẽ trả đũa nếu một liên minh như vậy được thành lập, BusinessKorea đưa tin. Hiện Washington và Seoul chưa đưa ra bình luận nào cũng như không cung cấp thêm thông tin chi tiết về thời gian và địa điểm đề xuất được đưa ra.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát gây ra tình trạng thiếu chip toàn cầu, Washington đã tìm mọi để cách chuỗi cung ứng của mình giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Vào tháng 9/2020, dưới thời Chính quyền Trump, các quan chức Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản và Liên minh châu Âu đã đưa ra ý tưởng thành lập một liên minh "cùng chí hướng" để thoát ly chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc đại lục.
Báo cáo mới nhất về một liên minh sản xuất chip tiềm năng được đưa ra khi Chính quyền Biden đang thúc đẩy một dự luật tài trợ 52 tỷ USD cho lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn trong nước nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Thượng viện Mỹ đã thông qua Đạo luật về cạnh tranh công nghệ trong tuần này, tạo tiền đề cho Hạ viện thông qua lần cuối.
Ý tưởng về một liên minh bán dẫn do Mỹ dẫn đầu không bao gồm Trung Quốc đã gây ra những phản ứng trái chiều trên mạng xã hội của đất nước tỷ dân. Một số cư dân mạng Trung Quốc cho rằng động thái như vậy sẽ chỉ thúc đẩy Bắc Kinh tăng cường gấp đôi nỗ lực và đạt được khả năng tự cung cấp công nghệ. Trong khi đó, những người khác cho rằng một liên minh như vậy khó có thể được thành lập vì thị trường của Trung Quốc quá lớn khiến các công ty chip của Hàn Quốc và Đài Loan phải "dè chừng".
Nhịp sống kinh tế