Đại dịch COVID-19 trong những tấm ảnh: Virus corona đã thay đổi thế giới của chúng ta như thế nào?
Con nai này là chỉ một trong số hơn 1.000 con nai khác đang lang thang trong thành phố Nara của Nhật Bản, nơi mọi người dân đang tự cách ly mình tại nhà. Các biện pháp phong tỏa và cách ly xã hội tương tự được thực hiện trên khắp thế giới đã đưa động vật hoang dã tràn vào các thành phố.
- 09-04-2020Đại dịch Covid-19 bao trùm toàn thế giới nhưng không thể chi phối được 5 điều này, ai giữ vững được có thể thành công bất chấp biến cố
- 08-04-2020GS.TS Nguyễn Anh Trí: Covid-19 đang như ngọn lửa bùng cháy khắp thế giới, chúng ta rất may mắn khi ở Việt Nam
- 06-04-2020Từ "thử thách quyên tiền" đến tổ chức concert tại nhà, người nổi tiếng thế giới đang chung tay giúp đỡ người nghèo vượt qua Covid-19 với vô số cách thức độc lạ
Đại dịch COVID-19 chắc chắn đã thay đổi cả thế giới. Nhiều người dân ở các nước đang phải ở trong nhà để thực hiện biện pháp cách ly xã hội. Trường học và nhiều doanh nghiệp đã đóng cửa, triển khai phương án học và làm việc từ xa. Các bệnh viện tràn ngập bệnh nhân trong khi những đại lộ vắng người.
Để phản ánh một thế giới hết sức lạ lẫm và khác biệt trong đại dịch COVID-19, tạp chí Nature đã chọn ra một số bức ảnh báo chí tiêu biểu giúp bạn hình dung được thực tế hiện nay:
Bệnh nhân hồi phục sau khi mắc COVID-19
Bức ảnh này được chụp tại Bệnh viện Chữ thập đỏ ở Vũ Hán, Trung Quốc. Trong đó, các nhân viên y tế đang vẫy tay chào tạm biệt một bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục.
Cho đến nay tại Trung Quốc đã có hơn 77.000 người mắc virus corona được chữa trị khỏi, bên cạnh hơn 3.000 bệnh nhân khác đã chết. Vào ngày 25 tháng 3, chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng các lệnh hạn chế đi lại ở tỉnh Hồ Bắc, chấm dứt hai tháng phong tỏa tuyệt đối.
Và đến hôm nay 8/4, lệnh phong tỏa Vũ Hán cũng đã được dỡ bỏ sau 76 ngày đóng cửa dập dịch. Một chuyến tàu đầu tiên đã khởi hành vào lúc 0 giờ 50 phút sáng, chở những hành khách đầu tiên rời khỏi thành phố. Đài CCTV đưa tin khoảng 55.000 hành khách sẽ rời Vũ Hán trong ngày hôm nay, dựa trên số lượng vé đã bán.
Theo số liệu chính thức, hơn 50.000 người ở Vũ Hán nhiễm Covid-19, với 2.571 ca tử vong, chiếm khoảng 80% các ca tử vong tại Trung Quốc đại lục.
Virus SARS-CoV-2 dưới ống kính hiển vi điện tử
Bức ảnh này được chụp dưới kính hiển vi điện tử, cho thấy các hạt virus corona gây ra đại dịch COVID-19 được gọi là SARS-CoV-2. Các nhà nghiên cứu đã phân lập virus này từ mẫu bệnh phẩm của người đầu tiên nhiễm COVID-19 ở Mỹ.
Virus SARS-CoV-2 là một trong những thành viên của họ gia đình virus corona, vì chúng có những chiếc gai (màu xanh) nhô ra khỏi vỏ, tạo thành một hình dạng giống như "vương miện" và "quầng sáng" dưới kính hiển vi điện tử. Trong tiếng Latin, corona nghĩa là vương miện hoặc quầng sáng.
Những bức ảnh chụp dưới kính hiển vi điện tử sử dụng electron, thay cho sóng ánh sáng, nên chúng sẽ không có được màu sắc. Tuy nhiên, để giúp phân biệt virus với các thành phần xung quanh, và bản thân từng bộ phận khác nhau của virus, bức ảnh này đã được tô màu.
Những con phố trống trải
Con nai này là chỉ một trong số hơn 1.000 con nai khác đang lang thang trong thành phố Nara của Nhật Bản, nơi mọi người dân đang tự cách ly mình tại nhà. Các biện pháp phong tỏa và cách ly xã hội tương tự được thực hiện trên khắp thế giới đã đưa động vật hoang dã tràn vào các thành phố.
Ở Hoa Kỳ, người ta đã thấy chó sói đi vào khu dân cư ở Chicago, Illinois và San Francisco, California. Ở xứ Wales, một đàn dê núi đã di chuyển vào thị trấn Llandudno từ một công viên nông thôn gần đó.
Không khí trong lành hơn
Những nỗ lực của Trung Quốc trong việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19 vô tình đã làm giảm tình hình ô nhiễm không khí ở nước này. Dữ liệu vệ tinh do NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu thu thập cho thấy nồng độ khí nitơ dioxide (NO2) trong khí quyển đã giảm mạnh. NO2 thông thường được tạo ra từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch ở Trung Quốc.
Tại miền bắc nước Ý, nơi các thành phố vẫn đang trong lệnh phong tỏa, dữ liệu từ vệ tinh Sentinel-5P của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu cũng cho thấy nồng độ ô nhiễm NO2 cũng đã giảm.
Nghiên cứu vắc-xin COVID-19
Nhà sinh vật học Larissa Vuitika tại Đại học Liên bang Minas Gerais ở Brazil là một trong nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới đang tham gia phát triển vắc-xin chống lại COVID-19. Trong bức ảnh này, cô đang cầm trên tay một mẫu vật liệu di truyền của virus.
Nhiều loại vắc-xin tiềm năng hiện đang được phát triển dựa trên công nghệ mRNA, sử dụng phân tử này để huấn luyện hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể nhận biết và ngăn chặn protein gai mà virus SARS-CoV-2 sử dụng để xâm nhập tế bào người.
Tại Hoa Kỳ, một số ứng cử viên vắc-xin đã đang được thử nghiệm trên người. Tuy nhiên, các nhà khoa học ước tính phải đợi từ 12 đến 18 tháng nữa, chúng ta mới có được vắc-xin COVID-19.
Làm việc từ xa
Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang áp dụng biện pháp cách ly xã hội để phòng và làm chậm dịch COVID-19. Các biện pháp này yêu cầu cấm tụ tập đông người và khuyến cáo các công ty chuyển sang làm việc từ xa nếu có thể.
Chính phủ các nước cũng đang tích cực triển khai các biện pháp làm việc từ xa, bao gồm họp trực tuyến. Trong bức ảnh này, các nhà lãnh đạo thế giới đang tham gia vào một hội nghị trực tuyến để thảo luận về đại dịch COVID-19. Màn hình này được chụp tại Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Canberra, Australia.
Sản xuất mặt nạ
Chiếc mặt nạ này được chế tạo bằng máy in 3D tại nhà máy sản xuất xe hơi Skoda, Cộng hòa Séc. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, nhu cầu về mặt nạ phòng độc và khẩu trang y tế đã tăng vọt. Các nhà sản xuất trang thiết bị y tế đã không thể đáp ứng nguồn cung, do đó các kỹ sư trong nhiều ngành công nghiệp khác như công nghiệp ô tô đã được kêu gọi giúp đỡ.
Mặt nạ do Skoda sản xuất được thiết kế để sử dụng cho nhân viên y tế tuyến đầu, những y bác sĩ đang trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19. Đây chỉ là phần khung của mặt nạ, sau khi in 3D xong, nó sẽ được lắp thêm bộ lọc virus và quai đeo.
Mặc dù vẫn chưa rõ liệu virus SARS-CoV-2 có lây trong không khí hay không, một số quốc gia - bao gồm cả Cộng hòa Séc và Slovakia - đã bắt buộc mọi người phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
Bệnh viện dã chiến
Trong bức ảnh này, quân đội Serbia đang tái thiết một phòng triển lãm ở Belgrade thành bệnh viện dã chiến với sức chứa 3.000 người. Dự kiến, các bệnh nhân mắc COVID-19 với triệu chứng nhẹ sẽ được tập hợp và điều trị tại đây.
Nhiều quốc gia - bao gồm Ý, Iran và Vương quốc Anh - đang thiết lập các cơ sở y tế tạm thời tại các không gian công cộng, để giảm bớt áp lực cho bệnh viện khi số ca mắc COVID-19 tiếp tục gia tăng.
Tham khảo Nature
Tổ quốc