MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đại diện ATS: Chuyển đổi số Việt Nam còn khá rời rạc, nhiều người chưa hiểu bản chất của chuyển đổi số!

28-03-2021 - 18:36 PM | Doanh nghiệp

Đại diện ATS: Chuyển đổi số Việt Nam còn khá rời rạc, nhiều người chưa hiểu bản chất của chuyển đổi số!

Xét về khía cạnh này, dễ dàng hiểu được vì sao khối chuyển đổi số tốt nhất hiện nay là ngân hàng: là doanh nghiệp có quy mô có vốn lớn và đội nghĩ nhân sự chất lượng, được sàng lọc kỹ do đó có khả năng tiếp nhận công nghệ cao. Một thống kê cho thấy trung bình các nhà băng chi khoảng 80-100 triệu USD cho chuyển đổi số.

Chuyển đổi số đang là câu chuyện lớn cho kế hoạch nền kinh tế số của Việt Nam nói chung, thậm chí là yếu tố cấp bách với doanh nghiệp nói riêng hiện nay. Trong đó, có một cơ hội rất lớn và duy nhất để tồn tại, cũng như phát triển trong tương lai, nhìn từ cuộc bùng nổ của thương mại điện tử: Nếu không nhanh chân, doanh nghiệp sẽ bị bỏ lại phía sau trong cuộc chơi mới.

"Thời đại mọi mô hình kinh doanh đều đang thay đổi, không hẳn phương thức truyền thống bị lu mờ hoàn toàn, nhưng chắc chắn đang bị giành giật phần lớn thị phần bởi phương thức online", ông Lê Đình Anh Việt – CEO ATS (cung cấp giải pháp phần mềm, là đối tác của doanh nghiệp công nghệ Microsoft và SAP Việt Nam) nhấn mạnh.

Lấy ví dụ đơn giản hàng quán ăn, nếu không đưa dịch vụ lên các ứng dụng giao hàng chắc hẳn phải đóng cửa hoàn toàn giữa đại dịch. Hay các shop quần áo cũng đang chứng kiến sự đổ bộ bán hàng livestream…

Thực tế, doanh nghiệp Việt Nam mặc dù bị đổ vỡ nhiều nhưng cũng đã thể hiện sự linh hoạt trong ứng phó với đại dịch, thay đổi phương thức kinh doanh và bất chấp thách thức. Báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO) vào tháng 9/2020 cho thấy hơn một phần ba trong số 152.000 công ty được khảo sát cho biết họ đã đầu tư vào công nghệ, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật số, để đổi mới năng lực quản lý và cách tiếp cận với thị trường và khách hàng.

Dù vậy, ông Việt nhận định: "Chuyển đổi số Việt Nam còn khá rời rạc, và mọi người chưa hiểu bản chất của chuyển đổi số. Hiện, mỗi người hiểu một kiểu, tuy nhiên dưới góc nhìn người trong cuộc thì nói ngắn gọn bản chất công nghệ, hay chuyển đổi số nói chung, đầu tiên là phải được tiếp cận, trải nghiệm".

Công nghệ chính là sự tiếp cận, tức phải được trải nghiệm. Minh chứng từ trường hợp của mình, ông Việt cho biết đến khi được sang châu Âu và trải nghiệm xe điện, bản thân mới thực sự hiểu thế nào là xe điện, thế nào là Tesla và không còn tự mơ mộng suy diễn những thứ quá cao siêu, xa vời.

Trở lại với bối cảnh Việt Nam, hiện có rất nhiều thách thức để triển khai chuyển đổi số. Dưới góc nhìn của đơn vị cung cấp giải pháp, ông Việt chỉ ra thứ nhất do mỗi công ty có một kiểu quản lý khác nhau, do đó khó để có thể xây dựng được một quy chuẩn chung cho chuyển đổi số. Nhìn sang Singapore, các bộ phận "back office" nước sơ tại của hầu hết công ty đều giống nhau, đây chính là cơ sở để số hoá thành công. Với họ, doanh nghiệp tạo nên sự sáng tạo, khác biệt là ở khâu sản phẩm cũng như marketing, cách thức giới thiệu thương hiệu ra bên ngoài.

Còn với Việt Nam, trước đây vì chưa có quy chuẩn chung, các đơn vị cung cấp giải pháp thường làm theo từng doanh nghiệp, tức mỗi đơn vị sẽ điều chỉnh phần mềm riêng cho phù hợp.

"Nhưng thực tế càng làm càng sai, khi nhìn lại có quá nhiều phần mềm khác nhau, lâu dài khó khăn để kiểm soát, thống nhất", ông Việt nhấn mạnh.

Khó khăn thứ hai, theo vị này là khả năng tài chính cũng như chất lượng nhân sự - có theo kịp những cải cách, thay đổi mới hay không?

Xét về khía cạnh này, dễ dàng hiểu được vì sao khối chuyển đổi số tốt nhất hiện nay là ngân hàng: là doanh nghiệp có quy mô có vốn lớn và đội nghĩ nhân sự chất lượng, được sàng lọc kỹ do đó có khả năng tiếp nhận công nghệ cao. Một thống kê cho thấy trung bình các nhà băng chi khoảng 80-100 triệu USD cho chuyển đổi số.

Cuối cùng, thử thách chuyển đổi số tính là tính kỷ luật và trình tự, tức đòi hỏi doanh nghiệp tham gia phải có sự hiểu biết và đừng tham vọng có thể làm nhiều thứ một lúc.

Phân tích sâu hơn các mức độ chuyển đổi số hiện nay, ông Việt nói có 4 mức độ. Trong đó, hầu hết doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ đang áp dụng được mức độ 1 và 2, song cũng đã ghi nhận khá nhiều cải thiện thời gian qua. 4 mức độ bao gồm:

Thứ nhất, tự động hoá khâu kết toán và tiện ích. Ví dụ có thể áp dụng việc chấm công tự động, số hoá các công tác kế toán, tính lương thưởng, lưu kho… Đây là quá trình giúp các đơn vị làm quen dần với công nghệ, song song giảm thiểu được một lượng công việc thủ công.

Thứ hai, áp dụng chính sách quy trình. Cụ thể số hoá giúp lượt bỏ các quy định bằng giấy, từ đó giúp vận hành trơn tru và thống nhất hơn.

Lấy ví dụ cụ thể tại doanh nghiệp công nghiệp lạnh Hưng Trí: Kinh doanh trong ngành cực kỳ năng động hiện nay là công nghiệp lạnh, vấn đề lớn của Công ty là số lượng các dự án đang thực hiện vào khoảng 2.000 và nguyên liệu thô là hơn 43.000 loại. Chưa kể, báo cáo liên quan đến hàng tồn, khối lượng công việc dang dở… cũng thách thức doanh nghiệp, đặc biệt giữa bối cảnh vừa phải kiểm soát chi phí mùa đại dịch, vừa đầu tư đón đầu cơ hội phát triển mới.

Sớm nhận thấy chuỗi cung ứng lạnh đã bùng nổ năm 2008 với mức tăng trưởng 4 lần, Hưng Trí từ năm 2019 đã áp dụng mô hình số hoá trong quản trị. Tín hiệu thu về năm 2020, dù doanh thu giảm từ mức 1.000 tỷ xuống 800 tỷ đồng, lợi nhuận Công ty vẫn duy trì ở mức 50 tỷ đồng. Năm 2021, với sự vận hành trơn tru hệ thống mới, Công ty dự kiến lợi nhuận sẽ tăng trưởng trở lại ở mứ 20%.

Thứ ba, từ những quy trình số hoá sẽ đưa ra được phân tích dự báo. Đây là mức độ sâu của chuyển đổi số và hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chưa thể làm được. Từ cấp độ này sẽ dẫn đến cấp độ cuối cùng là tiến ra thị trường, từ big data, hệ thống… có thể phát triển phân tích được hành vi, dự báo xu hướng và xây dựng kênh phân phối phù hợp, đáp ứng được nhu cầu.


Thảo Anh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên