Đại diện NHNN lên tiếng về thương vụ VIB mua lại chi nhánh của CBA và việc HSBC thoái vốn khỏi Techcombank
Theo đại diện Cơ quan thanh tra giám sát NHNN, với Nghị quyết 42, nợ xấu sẽ có những bước đột phá có tác động đến M&A trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
- 12-07-2017Lạm bàn về “phong trào” thoái vốn của ngân hàng ngoại
- 11-07-2017VEPR: Nhiều ngân hàng ngoại thoái vốn cho thấy tính hấp dẫn của hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam đang suy giảm
- 06-07-2017Góc nhìn: Ngân hàng ngoại thoái vốn có là xu hướng?
Tại buổi Họp báo Diễn đàn M&A Việt Nam 2017 diễn ra sáng nay, xung quanh chủ đề được trao đổi trên thị trường thời gian qua về việc VIB mua lại chi nhánh TP.HCM của Commonwealth Bank of Australia và HSBC bán phần vốn của mình tại Techcombank có phải là hiện tượng không tích cực?
Ông Bùi Huy Thọ, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng (TCTD) và hoạt động ngân hàng, Cơ quan Thanh tra Giám sát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết không những đây không phải là hiện tượng không tích cực mà còn ngược lại.
Theo chia sẻ của ông, câu chuyện VIB mua lại chi nhánh TP.HCM của Commonwealth Bank of Australia (CBA), VIB không mua lại vốn chỉ mua lại toàn bộ tài sản công nợ, vật chất của CBA. CBA đóng cửa chi nhánh để tập trung vào quan hệ cổ đông chiến lược với VIB tại Việt Nam, thậm chí đã đặt vấn đề dùng toàn bộ vốn điều lệ của chi nhánh để tăng vốn góp của VIB. Tuy nhiên, hiện giờ room của ngân hàng không còn.
"Qua hiện tượng VIB mua lại chi nhánh CBA cũng như thông tin về ngân hàng HSBC thoái vốn khỏi Techcombank đã có những nhận định của chuyên gia cho rằng phải chăng có sự không được tích cực lắm trong hệ thống ngân hàng tôi khẳng định ngược lại, CBA quan điểm chiến lược của họ đóng cửa chi nhánh để tập trung quan hệ cổ đông chiến lược với VIB. HSBC thì có ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam hoạt động thành công hiệu quả thì không có nhu cầu làm cổ đông chiến lược ở tại Techcombank. Đây là 2 câu chuyện khác nhau.", ông Thọ cho hay.
Ông nhấn mạnh thêm "Đây cũng là điểm phù hợp với chiến lược của NHNN là giảm đầu mối quản lý số lượng TCTD và tăng quy mô và hiệu quả, lành mạnh của hoạt động”
Liên quan đến Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu vừa được Quốc hội thông qua, ông Thọ cho rằng, sẽ có những bước đột phá trong thời gian tới liên quan đến việc tái cơ cấu, xử lý nợ xấu.
Về mặt thực tiễn, xử lý tài sản đảm bảo là linh hồn của việc xử lý nợ xấu. Nếu không tháo gỡ quyền thu giữ tài sản bảo đảm của các TCTD hay khi bán một khoản nợ hay xử lý tài sản bảo đảm dưới mệnh giá thì cán bộ tín dụng và cả VAMC đều không dám làm. Do vậy, Nghị quyết 42 đã tháo gỡ cho những lo ngại về trách nhiệm, thậm chí là mặt hình sự cho các cán bộ của TCTD.
Cũng theo ông Thọ, với Nghị quyết 42, nợ xấu sẽ có những bước đột phá có tác động đến M&A trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
Vị đại diện NHNN nêu giả thiết: Nhà đầu tư nước ngoài tham gia tái cơ cấu ngân hàng mua lại bắt buộc đương nhiên phải nhìn thấy triển vọng xử lý nợ xấu như nào nếu triển vọng không có được thì không ai dám mua cả. Đơn cử quy định hiện giờ, VAMC vẫn chưa được mua nợ xấu của ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam nhưng tới đây tháo gỡ được thì sẽ tạo động lực cho các nhà đầu tư ngoại tham gia vào tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, ngân hàng mua lại bắt buộc tại Việt Nam.
.