Đại dự án khu công nghệ cao sinh học, tổng vốn đầu tư hơn một tỷ USD, rộng bằng nửa quận Hoàn Kiếm giờ ra sao?
Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội (quận Bắc Từ Liêm) từng được mệnh danh là “đại dự án của các dự án". Nơi đây được kỳ vọng sẽ phục vụ cho những công ty sinh học tầm cỡ thế giới hoạt động và phát triển những kỹ thuật hiện đại nhất. Nhưng sau 16 năm, chưa có hạng mục nào được triển khai.
Dự án Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội (HaBiotech) được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào năm 2008, do Công ty Pacific Land Limited - Ireland làm chủ đầu tư.
Dự án nằm trên địa bàn các phường: Tây Tựu, Liên Mạc, Minh Khai, Thụy Phương, Cổ Nhuế 2 (quận Bắc Từ Liêm) với quy mô diện tích rộng khoảng 2,8 km2; bằng một nửa diện tích quận Hoàn Kiếm (5,29 km2).
Tổng mức đầu tư dự án lên đến hơn một tỷ USD (khoảng hơn 24.000 tỷ đồng). Trong đó, 250 triệu USD dành cho hạ tầng kỹ thuật, công trình dịch vụ, chung cư cao tầng, ký túc xá; 800 triệu USD cho đầu tư phòng thí nghiệm, trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học. Ảnh phối cảnh dự án Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội.
Theo dự tính, quy mô dân số dự kiến phục vụ tái định cư khoảng 1.000 người và số người làm việc trong dự án khoảng 34.000 – 36.000 người.
Mục tiêu của dự án là xây dựng Habiotech trở thành công viên công nghệ cao sinh học hàng đầu thế giới, phục vụ cho những công ty sinh học tầm cỡ hoạt động và phát triển những kỹ thuật hiện đại nhất. Từ đó, góp phần giúp Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học so với các nước láng giềng.
Đặc biệt, khi đi vào hoạt động, dự án đồ sộ này kỳ vọng có thể thu hút một lượng đầu tư thứ phát, trị giá nhiều tỷ USD. Đồng thời, sẽ tạo ra cú hích quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Thủ đô theo hướng gia tăng các ngành có hàm lượng kiến thức cao.
Dù được đánh giá là “đại dự án của các dự án”. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có hạng mục nào trong khu công nghệ cao sinh học (HaBiotech) được triển khai.
Phần lớn diện tích của dự án vẫn là nơi canh tác trồng rau, hoa màu của người dân khu vực.
Nhiều nhà tạm được dựng lên quanh các ruộng rau để đựng nông cụ và làm chỗ nghỉ ngơi cho nông dân khi ra đồng.
Dự án chưa triển khai vì gặp một số khó khăn chủ yếu là do sự thay đổi về pháp luật, công tác điều chỉnh quy hoạch của Thủ đô và công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn…
Sau 16 năm được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu (2008), hạ tầng xung quanh dự án như đường Văn Tiến Dũng, trục đường Tây Thăng Long , khu đô thị Avenue Garden, khu liên cơ quan quận Bắc Từ Liêm … đã cơ bản hình thành và đi vào hoạt động. Trong khi đó, dự án Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội (HaBiotech) vẫn chỉ “nằm trên giấy”.
Bài và ảnh: Ngọc Đẹp
An ninh Tiền tệ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Ngày
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Năm
2024
2023
2022
2021
2020
2019
XEM