Đại gia Huỳnh Uy Dũng thách đố tìm được người thưa kiện đền bù đất, tiết lộ điều đặc biệt về triết lý kinh doanh
"Kiếm được một đồng nhưng tối về ngủ rất ngon hay kiếm cả đống tiền, tối ngủ có khi lại giật mình", ông Huỳnh Uy Dũng nói.
- 05-10-2021Nhà máy găng tay tỉ đô của ông Huỳnh Uy Dũng có sản phẩm đầu tiên, 20.000 hộp tặng tuyến đầu chống dịch, khẳng định Việt Nam cần sẽ luôn có
- 10-09-2021CEO Đại Nam Huỳnh Uy Dũng tặng "vùng đỏ" máy tạo oxy: "Không để thiếu 1 bình oxy phục vụ F0"
- 31-08-2021Ông Huỳnh Uy Dũng hé lộ về nhà máy găng tay với quy mô "khủng"
Doanh nhân Huỳnh Uy Dũng hay còn gọi là Dũng lò vôi kể, ngày mới khởi nghiệp, nhiều dự án từ khu công nghiệp, đến Đại Nam hay các khu bất động sản, vì cách làm khác biệt mà không ít lần, ông bị người đời gọi là "khùng".
Sau đó, Khu du lịch Đại Nam, Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, cùng hàng loạt dự án, khu bất động sản "khủng" như: khu công nghiệp Sóng Thần 2, khu công nghiệp Sóng Thần 3, Khu đô thị Trung Tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu dân cư Sóng Thần, Khu đô thị thương mại dịch vụ Sóng Thần, Khu dân cư Đại Nam… lần lượt ra đời, mang về cho ông khối tài sản khổng lồ.
"Xã hội mà, họ không có nghĩa vụ phải nói tốt cho mình", ông Dũng luôn nghĩ vậy, khi có bất kỳ sóng gió hay dư luận về việc ông làm.
Doanh nhân Huỳnh Uy Dũng.
Dù đã tuyên bố rời khỏi thương trường vào tháng 5/2020, nhưng khi tình hình dịch bệnh căng thẳng, "hùm xám" Đại Nam lại 1 lần nữa cho thấy sự nhạy bén, khi chuẩn bị trước hàng nghìn bình oxy, các trạm oxy mini trước khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, để đến nay, sự chuẩn bị này đã có ý nghĩa khi số oxy ông chuẩn bị đã đến tay nhiều người dân đang chống chọi dịch bệnh hoàn toàn miễn phí.
Hồi tháng 9, khi đỉnh dịch căng thẳng, ông cũng mặc kệ 100 tỷ khi có người đề xuất mua số oxy mà ông đã chuẩn bị để chia sẻ hơi thở với đồng bào.
Ông chủ Đại Nam cũng đầu tư nhà máy sản xuất găng tay với quy mô lớn, sẵn sàng dành tặng lô hàng đầu tiên cho tuyến đầu chống dịch. Dù mục tiêu hướng đến xuất khẩu nhưng ông Dũng lò vôi khẳng định, khi Việt Nam cần sẽ luôn có găng tay của Đại Nam hỗ trợ.
"Chưa có dự án tâm huyết nào tôi đầu tư ít vốn cả. Nhưng điều tôi tâm huyết nhất ở dự án này không hẳn chỉ vì đồng tiền đổ vào đó" – ông Huỳnh Uy Dũng, chủ khu du lịch Đại Nam nói về dự án găng tay.
Sâu xa hơn là sự xuyên suốt của những triết lý kinh doanh mà người đứng đầu khối tài sản khổng lồ của Đại Nam luôn theo đuổi.
Mới đây, trong 1 đoạn clip, ông chủ Đại Nam cho biết mình "không bao giờ cầm một đồng bạc mà người khác phải rơi nước mắt hết". Đây là nguyên tắc từ khi mới bắt đầu kinh doanh và cũng là cá tính từ nhỏ của đại gia.
Trước đó, khi đền bù đất cho dân Dĩ An, Bình Dương, ông Dũng thẳng thắn tuyên bố, giá đất của bà con đáng giá 10 đồng, giá 20 đồng thì ông cũng sẵn sàng đền bù ít nhất 30-40 đồng. Bởi luôn trọng lợi ích của người khác nên ông chủ Đại Nam tự hào tuyên bố: "Đố ai tìm được một cái đơn người dân thưa kiện ông Dũng khi tôi đi đền bù".
Ngoài nguyên tắc này, ông Huỳnh Uy Dũng còn có một quan điểm nữa vẫn luôn theo đuổi trong quá trình kinh doanh: "Mình thấy cái gì không vừa lòng thì mình đóng vai trò mình là họ, họ là mình để tìm 1 cái dung hòa làm sao cho thật tốt, không thể vừa ý người này và mất lòng người kia".
"Ngày mới bắt đầu kinh doanh, tôi tham vọng làm ra thật nhiều tiền. Khi có thật nhiều tiền rồi, bộ não của mình phải lên dây cót để chữ "dừng lại" xuất hiện đúng lúc. Ngày đang tung hoành trên thương trường, nguyên tắc quan trọng nhất của tôi là ai cũng có thể làm bạn với mình. Và tôi tuyệt đối không làm phương hại đến ai", ông Dũng quan niệm.
Theo vị doanh nhân, kinh doanh khi dựa vào nền tảng của luật nhân quả thì con người sẽ nhẹ nhàng bước đi. Kiếm được một đồng nhưng tối về ngủ rất ngon hay kiếm cả đống tiền, tối ngủ có khi lại giật mình. Đồng tiền mình kiếm từ chỗ tạo phước đức hay gây tội lỗi, điều đó rất quan trọng.
Ông chủ Đại Nam có nhiều triết lý kinh doanh đáng suy ngẫm.
"Với tôi, kinh doanh là đạo chứ không phải chỉ là một nghề. Đạo kinh doanh. Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta. Lấy phúc đức làm của, phúc theo ta suốt đời. Bao nhiêu năm làm kinh doanh, tôi hiểu chết có mang theo gì đâu, nên biết dừng lại sớm, không chiếm hữu".
Có lẽ vì vậy mà ông và bà Nguyễn Phương Hằng nhiều năm tham gia các hoạt động thiện nguyện, từ quỹ mổ tim đến ủng hộ tuyến đầu chống dịch. Những việc ông làm cũng vì thế nhận được nhiều sự ủng hộ từ dư luận.
Doanh nghiệp và tiếp thị