Đại học Harvard rút ra kết luận sau 75 năm: 5 thói quen xấu khiến con bạn ngày càng kém thông minh
Bố mẹ luôn hy vọng con mình có tiền đồ xán lạn nhưng trên thực tế, không nhiều bố mẹ có thể nuôi nấng con cái “thành rồng thành phượng” như mong đợi.
- 19-02-20227 thực phẩm TẨM BỔ cho não cực tốt: Ăn thường xuyên giúp trí nhớ trẻ hóa, đầu óc minh mẫn, được các chuyên gia ĐH Harvard khuyên dùng
- 15-02-202290% phụ huynh không phát hiện ra 3 lý do khiến con trẻ lười học: Thành công của con cái là nhờ cách giáo dục của bố mẹ
- 08-02-20224 thực phẩm không ngọt nhưng khiến đường huyết tăng vùn vụt, ăn ít kẻo dùng nhiều insulin cũng tốn công vô ích
Nhiều người khi còn bé, đầu óc thông minh lanh lợi hơn người, nhưng càng lớn càng không còn thông minh như trước, cuối cùng cũng chỉ nhàng nhàng như bao người. Đây là điều khiến nhiều bậc phụ huynh buồn rầu.
Đa phần các bậc phụ huynh cũng tìm ra lý do khiến con ngày càng kém thông minh, đó là không nuôi dưỡng cho con những thói quen tốt. Tài năng thiên phú giỏi đến đâu, thời gian cũng sẽ bào mòn và trở nên tầm thường.
Một nghiên cứu kéo dài 75 năm của đại học Harvard cho thấy, nếu không kịp sửa đổi thói quen xấu của những đứa trẻ thông minh, tài năng thiên phú sẽ không bộc lộ được, ngược lại chúng ngày càng tầm thường.
Đối tượng của nghiên cứu trên là IQ của trẻ em ở nhiều độ tuổi khác nhau, mức độ phát triển khác nhau và hoàn cảnh khác nhau khi lớn lên.
Sau khi tổng kết, tóm tắt các dữ liệu có được, nhân viên nghiên cứu phát hiện, IQ khi trẻ mới sinh ra không có nhiều khác biệt, nhưng sự ảnh hưởng từ gia đình trong quá trình trường thành có thể làm một số trẻ vốn thông minh ngày càng kém hơn.
Sau tổng kết, chuyên gia đại học Harvard chỉ ra 5 thói quen xấu sau khiến con trẻ ngày càng kém thông minh.
1. "Kẻ giết não" số một: Thức đêm
Trong thời đại cuộc sống về đêm phong phú như hiện nay, thức đêm trở thành một “khối u ác tính” ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Không chỉ người lớn, trẻ con ngày nay cũng thích thức đêm.
Ngoài nhiều bài tập, trẻ thường lén lút chơi điện thoại, máy tính, chơi game cũng là lý do khiến trẻ con thức muộn.
Thường xuyên thức đêm rất hại cho cơ thể. Khi ngủ không đủ giấc, sáng dậy không có tinh thần, lâu ngày làm cho sức đề kháng suy giảm, dễ ốm. Giấc ngủ không ngon ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển não bộ của trẻ. Dù có thông minh khỏe mạnh đến đâu, thức đêm cũng là thủ phạm chính khiến trẻ ngày càng kém cỏi.
2. Bữa sáng qua quýt
Dù các chuyên gia dinh dưỡng đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của bữa sáng đối với sức khỏe con người, những gia đình bận rộn vẫn chuẩn bị bữa sáng cho con rất qua loa, tùy ý. Có người dậy sớm làm bừa cho con ít đồ ăn, có người đưa con ít tiền rồi để con tự giải quyết.
Đứa nào ngoan sẽ mua đồ ăn ở hàng quán ven đường. Liệu các bậc phu huynh có nghĩ rằng khói bụi trên đường và thực phẩm mất vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con cái?
Đứa nào không nghe lời sẽ để lại tiền mua thứ khác.
Việc học tập của con không hề nhẹ nhàng, dễ dàng. Nếu bữa sáng không cung cấp đầy đủ năng lượng, não bộ của trẻ cũng không thể phát triển tốt.
3. Trong nhà không có không gian yên tĩnh để học
Nhà là nơi ấm áp nhất để con trẻ trở về, nhà nên có một góc ấm cúng để con làm bài tập sau khi học trên lớp.
Nhưng hiện nay, nhiều đứa trẻ không có được một góc học tập đúng nghĩa. Bố mẹ nên tạo cho con một không gian học tập yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng, hạn chế các khói thuốc, tạp âm ảnh hưởng đến con. Đồng thời, vợ chồng nên giữ mối quan hệ hòa hợp và gần gũi với con cái hơn. Như vậy, con mới yên tâm học hành, lớn lên khỏe mạnh.
4. Trách mắng, chỉ trích, đả kích sự tự tin của con
Khi thành tích tốt, bố mẹ nói con đừng tự cao tự đại. Thành tích con kém, bố mẹ phê bình, mắng mỏ thậm tệ. Dù kết quả ra sao, bố mẹ luôn không biết cách cổ vũ, động viên con. Sự tự tin, lòng tự tôn của con trẻ chịu đả kích rất lớn.
Có một câu chuyện cười như này, đứa con hỏi bố “có phải con dốt lắm không?” Bố xoa đầu con và nói “đứa trẻ ngốc, sao con có thể dốt được?”
Không chỉ đơn giản là câu chuyện cười, đó cũng là tình huống mà bố mẹ hay xử lý sai cách. Bố mẹ thường hay nói “con tôi dốt quá, chẳng biết làm gì cả” trước mặt nhiều người. Dù đây là cách khiêm tốn của bố mẹ, con cái còn quá nhỏ để hiểu dụng ý của người lớn, chúng sẽ nghĩ bản thân thực sự kém cỏi.
Bố mẹ nên cảnh giác hơn, không nên để năng lượng tiêu cực ảnh hưởng xấu đến con trẻ. Bố mẹ nên cho con môi trường tích cực, ngập tràn ánh mặt trời để trưởng thành.
5. Bắt con phải kiềm chế cảm xúc
Bố mẹ thường không nỡ nhìn con khóc lóc, cũng không muốn con tức giận, quấy rối, nhưng không biết rằng con trẻ cũng cần giải tỏa tâm trạng. Con người không phải thánh nhân, bố mẹ không thể bắt tâm trạng con luôn ôn hòa, nhẹ nhàng, không cáu gắt.
Vì vậy, bố mẹ không nên quá đè nén cảm xúc của con trẻ, hãy để con được cười, được khóc và tức giận. Lúc đó, bố mẹ cũng nên nhẫn nhịn đôi chút.
Giải tỏa tâm trạng hợp lý giúp điều chỉnh cảm xúc và tốt cho sức khỏe tâm lý. Đè nén cảm xúc lây ngày dễ dẫn đến tuyệt vọng, ủ rũ, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của não bộ.
Gia đình ảnh hưởng rất lớn trong quá trình trưởng thành của con trẻ. Sau khi có con, bố mẹ nên sắp xếp nhà cửa ngăn nắp gọn gàng, không chỉ sạch nhà gọn cửa, mối quan hệ giữa hai vợ chồng cũng đặc biệt quan trọng. Gia đình ấm áp, tươi đẹp, con trẻ mới có thể khỏe mạnh, thông minh lớn lên.
(Ảnh: Unsplash)
Theo Aboluowang