Đại học Huế có 2 Phó giám đốc mới
Ngày 6/9, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao quyết định bổ nhiệm các Phó Giám đốc – Đại học Huế.
- 06-09-2017Bộ Khoa học và Công nghệ bổ nhiệm nhân sự chủ chốt
- 01-09-2017Điều động, bổ nhiệm nhân sự chủ chốt BHXH
- 16-08-2017Bổ nhiệm nhân sự Quân khu 2, Quân khu 5
- 14-08-2017Điều động, bổ nhiệm nhân sự chủ chốt VKSNDTC
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bùi Văn Ga đã trao các quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ bổ nhiệm TS Đỗ Thị Xuân Dung, Trưởng khoa Việt Nam học, Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Huế, PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế giữ chức vụ Phó Giám đốc Đại học Huế. Đồng thời trao quyết định bổ nhiệm lại TS Trương Quý Tùng giữ chức vụ Phó Giám đốc Đại học Huế.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định số 2186/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2017 bổ nhiệm lại TS. Trương Quý Tùng giữ chức vụ Phó Giám đốc Đại học Huế; Quyết định sô 3059/QĐ-BGDĐT ngày 28/8/2017 bổ nhiệm PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm, Đại học Huế giữ chức vụ Phó Giám đốc Đại học Huế; Quyết định số 3060/QĐ-BGDĐT ngày 28/8/2017 bổ nhiệm TS. Đỗ Thị Xuân Dung, Trưởng khoa Việt Nam học, Trường ĐH Ngoại ngữ, Đại học Huế giữ chức vụ Phó Giám đốc Đại học Huế. Nhiệm kỳ của Phó Giám đốc theo nhiệm kỳ của Giám đốc Đại học Huế.
Chúc mừng các cán bộ được bổ nhiệm,Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định các Phó Giám đốc Đại học Huế nhiệm kỳ này đã có thời gian dài công tác tại Đại học Huế trên các cương vị quản lý khác nhau, dù ở cương vị công tác nào cũng đều hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển chung của Đại học Huế.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh trong thời gian tới, tập thể lãnh đạo Đại học Huế cần xây dựng lộ trình phù hợp để thực hiện tự chủ của các trường thành viên cũng như toàn Đại học Huế cho phù hợp với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo. Song song với đổi mới mô hình quản trị đại học cho phù hợp với tự chủ, Đại học Huế cần tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, đặt biệt ở một số ngành mạnh; mạnh dạn sắp xếp lại các khoa, ngành, thiết kế lại chương trình đào tạo trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm đổi mới chương trình các trường đại học thế giới phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Được biết, Đại học Huế là một trong 3 Đại học vùng có bề dày truyền thống 60 năm đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trải qua các giai đoạn phát triển Đại học Huế có nhiều đóng góp quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực miền Trung- Tây Nguyên. Nhiều cựu sinh viên giảng viên Đại học Huế đã trở thành những nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý, văn nghệ sĩ, trí thức có uy tín trong và ngoài nước.
Nhịp sống kinh tế