Đạm Phú Mỹ: Cấm xuất khẩu phân bón khó có thể xảy ra
Theo nguồn tin từ Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) về những thông tin chính trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Đạm Phú Mỹ (DPM), phía doanh nghiệp cho rằng khó có thể cấm xuất khẩu phân bón vì Việt Nam đang tham gia nhiều hiệp nghị thương mại.
- 09-03-2022Everest Securities: Phân bón và thủy sản là những nhóm ngành triển vọng
- 16-02-2022Phân bón Phú Mỹ: Sản lượng sản xuất cao, hàng hóa dồi dào
- 07-02-2022Giá bán tăng mạnh, nhóm doanh nghiệp phân bón lãi lớn quý 4 và cả năm 2021
Phiên giao dịch ngày 17/3/2022, các cổ phiếu ngành phân bón bị bán tháo, thâm chí nhiều mã cổ phiếu như DCM, DPM, BFC, SFG, VAF còn chạm giá sàn. Kết phiên DCM giảm 6,85%, DPM giảm 4,12%, BFC giảm 6,8%, LAS giảm 7,48%, NFC giảm 6,13%, …. Hai mã DCM và DPM lần lượt đứng thứ 7 và thứ 8 trong top 10 cổ phiếu giao dịch nhiều nhất sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE), còn DCM và BFC lọt top 3 cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HOSE chỉ giảm ít hơn PTC giảm sàn -7%.
Cổ phiếu phân bón giảm mạnh trong khi các nhà đầu tư truyền tai nhau rằng phân bón sắp bị cấm xuất khẩu, tuy nhiên thông tin trên không được xác thực.
Báo cáo ngày 17/3/2021 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã chia sẻ những thông tin chính trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Đạm Phú Mỹ (DPM).
Liên quan đến thông tin về khả năng cấm xuất khẩu urê, DPM cho rằng điều này khó có thể xảy ra vì Việt Nam hiện đang tham gia nhiều hiệp định thương mại và DPM được xuất khẩu urê nếu nhu cầu trong nước thấp. Năm 2022, DPM đặt mục tiêu xuất khẩu 50.000 tấn giảm 16,7% so với cùng kỳ nhưng đã xuất khẩu được 80.000 tấn trong 2 tháng đầu năm. Ngoài ra, công ty kỳ vọng tiếp tục gia tăng sản lượng xuất khẩu trong các quý tiếp theo nếu nhu cầu trong nước bị ảnh hưởng bởi giá phân bón cao.
Theo đó, do mâu thuẫn Nga – Ukraine, giá urê toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục 1.000-1.100 USD/tấn. Giá urê bán lẻ trong nước cũng tăng lên 18.000 đồng/kg (khoảng 780 USD/tấn). DPM kỳ vọng giá urê trung bình đạt 720 USD/tấn trong quý 1 và sẽ còn tiếp tục duy trì ở mức cao trong quý 2, sau đó giảm trong 6 tháng cuối năm với nguồn cung tăng thêm từ Trung Quốc. Tính cho cả năm 2023, DPM kỳ vọng giá bán urê trung bình đạt 600 USD/tấn
Về triển vọng đối với phân NPK, dù giá của các sản phẩm urê, photpho và kali (nguyên liệu đầu vào của NPK) đang tăng, nhưng DPM kỳ vọng các mức tăng này sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của công ty. Nguyên nhân vì DPM đã chốt được nguyên liệu sản xuất cho nhà máy NPK trong 6 tháng đầu năm 2022 và hiện đang có lợi thế về chi phí đầu vào thấp. Công ty kỳ vọng sản lượng và biên lợi nhuận của mảng NPK đều gia tăng trong năm 2022.
Ngoài ra, Công ty đặt mục tiêu 3.500 đồng/CP cho năm 2021 và 1.000 đồng/CP cho năm 2022. Công ty có thể gia tăng mức cổ tức tiền mặt cho năm 2022 khi lợi nhuận thực tế vượt kế hoạch.
DPM đã chốt cơ chế cước phí vận chuyển khí cho năm 2022 với PVN và GAS, mức cước phí này cao hơn 10% so với dự báo hiện tại của VCSC. Trong khi đó, DPM chưa chốt cơ chế cước phí trong dài hạn. Tuy nhiên, DPM kỳ vọng nguồn cung khí từ mỏ khí giá rẻ Sư Tử Trắng – giai đoạn 2A sẽ đáp ứng nhu cầu nguồn khí đầu vào trong dài hạn.
Hình ảnh mỏ Sư Tử Trắng
Nhịp sống kinh tế