MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đàn ông Việt Nam uống bia nhiều nhất thế giới nhưng đàn ông châu Âu đang uống rượu tới chết

04-07-2017 - 20:11 PM | Tài chính quốc tế

Theo tổ chức các bác sĩ hàng đầu, thói quen uống rượu của người châu Âu khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ ung thư đường tiêu hóa, có thể phải trả giá bằng chính mạng sống.

Theo báo cáo của Hiệp hội Hệ tiêu hóa Liên minh châu Âu (EU), trung bình mỗi đàn ông châu Âu uống từ 1 tới 4 ly rượu mỗi ngày. Dù được gọi là mức tiêu thụ trung bình nhưng nó vẫn khiến người sử dụng đối mặt với nguy cơ ung thư đại tràng và thực quản.

Giáo sư Helena Cortez-Pinto, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Universitário de Santa Maria ở Lisbon, Bồ Đào Nha, cho biết: “Phần lớn mọi người đều không biết rượu có thể gây ra các loại ung thư này. Tuy nhiên, bằng chứng dịch tễ học đã khẳng định điều này”.

Theo đó, nhóm bác sĩ đầu ngành đã nghiên cứu dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới và nhận thấy người châu Âu uống rượu nhiều nhất thế giới, với trung bình 11,2 lít/năm, tương đương chưa tới 2 ly/ngày. Người Mỹ uống ít hơn 20% so với người châu Âu trong khi người châu Phi chỉ uống bằng một nửa. Ngoài ra, 1 trong 5 người châu Âu trên 15 tuổi được xếp vào diện uống rất nhiều, với trung bình hơn 4 ly đồ uống có cồn mỗi ngày.

Hiệp hội Ung thư Mỹ cũng hoan nghênh báo cáo của Hiệp hội Tiêu hóa Liên minh châu Âu đồng thời cảnh báo việc sử dụng nhiều hơn 2 ly rượu mỗi ngày có thể gây ung thư. Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới năm 2014 cũng cảnh báo ¼ số ca tử vong vì các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa có thể bắt nguồn từ rượu.


Mức độ tiêu thụ rượu trung bình ở châu Âu (đơn vị: chén/ngày).

Mức độ tiêu thụ rượu trung bình ở châu Âu (đơn vị: chén/ngày).

Richard Gardner, người phụ trách Hiệp hội Tiêu hóa Anh, nhận định: “Có những bằng chứng cho thấy việc uống rượu có liên quan tới ung thư đường tiêu hóa. Tuy nhiên, về cơ bản, điều đó không có nghĩa là uống rượu không có hại tới các bộ phận khác của cơ thể”.

WHO tiếp tục cảnh báo số trường hợp ung thư có thể tăng từ 14 triệu năm 2012 lên 22 triệu vào năm 2030 đồng thời cảnh báo số người tử vong hàng năm do ung thư cũng sẽ tăng từ 8,2 lên 13 triệu người. Trong khi đó, Litva là quốc gia “nát rượu” nhất châu Âu với lượng tiêu thụ lên tới 18,2 lít/người/năm.

Trước tình hình này, các khoa học đã kêu gọi các chính phủ có biện phát mạnh tay hơn nhằm giảm lượng rượu được tiêu thụ. Litva, quốc gia đứng đầu danh sách tiêu thụ rượu của châu Âu, đã cải cách sâu rộng về luật quản lý rượu, bao gồm cấm quảng cáo, tăng tuổi uống rượu từ 18 lên 20 và cấm bán rượu sau 20h tối tới 10 h sáng hôm sau. Tuy nhiên, những biện pháp cấm của chính phủ không ngăn nổi các hoạt động kinh doanh trên thị trường chợ đen.

Trong khi châu Âu dẫn đầu thế giới về lượng tiêu thụ rượu thì Việt Nam đứng hàng đầu thế giới với 3,8 tỷ lít bia trong năm 2016, tăng 400.000 lít so với 1 năm trước đó.

Linh Anh

Bloomberg

Trở lên trên