Dân Thổ Nhĩ Kỳ đổ hết vốn liếng tiết kiệm vào coin: 'Tiền ảo còn an toàn hơn cả đồng nội tệ!'
Tiền ảo đã trở nên phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ và các khu vực của những nền kinh tế đang phát triển, nơi mà người dân mất lòng tin vào các chính sách kinh tế của chính phủ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã khiến hệ thống tài chính nước này rơi vào tình trạng hỗn loạn vào mùa thu năm ngoái, khi thúc đẩy thực hiện nhiều lần hạ lãi suất dù lạm phát tăng vọt. Đồng lira đã ổn định phần nào trong những tuần gần đây sau khi chính phủ nỗ lực đưa ra hướng cứu trợ, nhưng người dần Thổ Nhĩ Kỳ vẫn khá cảnh giác.
Kağan Şena - trader 27 tuổi ở Bursa phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết: "Các chính sách về lãi suất vô nghĩa đã làm giảm niềm tin của chúng tôi với số liệu chính thức được công bố về lạm phát và quyết định chính trị. Tiền số đang trở thành hầm trú ẩn an toàn dù loại tài sản này biến động và nhiều rủi ro."
Şenay - làm việc tại một nhà sản xuất vải, cho biết anh bắt đầu giao dịch Bitcoin vào năm 2017 để kiếm thêm tiền. Sau đó, anh càng coi đó là một cách để bảo vệ thu nhập bằng đồng lira của mình trong bối cảnh lạm phát. Sức mua của đồng lira đã giảm cùng với tình trạng giá cả tăng cao.
Lượng tìm kiếm Bitcoin tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư vào tiền số bất chấp lệnh cấm được ban hành vào năm ngoái về việc sử dụng như 1 hình thức thanh toán trong nước. Turan Sert - cố vấn của sàn giao dịch tiền số Thổ Nhĩ Kỳ Paribu, cho biết, lệnh cấm này được công bố mà không có cảnh báo trước, khiến cộng đồng đầu tư chịu "nhiều đau thương". Theo ông, chính phủ nước này hứa hẹn rằng một đạo luật về tiền số mới sẽ sớm được trình lên Quốc hội nhưng không có nhiều chi tiết về tác động của nó.
Tiền số đã trở nên phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ và các khu vực của những nền kinh tế đang phát triển, nơi mà người dân mất lòng tin vào các chính sách kinh tế của chính phủ. Người Nigeria dùng Bitcoin để thanh toán sau khi đồng nội tệ mất giá và việc tiếp cận ngoại tệ bị kiểm soát chặt chẽ. El Salvador năm ngoái đã trở thành quốc gia đầu tiên công nhận Bitcoin là đồng tiền pháp danh, sau 2 thập kỷ nền kinh tế bị ràng buộc bởi đồng USD.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, sự ngờ vực của người dân không chỉ nằm ở đồng lira. 2/3 số tiền gửi ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ là ngoại tệ, chủ yếu là USD và euro. Các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ cho NHTW và chính phủ vay một số USD - nhằm can thiệp vào thị trường ngoại hối với mục đích nâng đỡ đồng lira nhưng vẫn không hiệu quả.
Nếu người dân vội vàng rút USD, các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải "đòi" lại chính phủ để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền. Theo đó, một câu hỏi đặt ra là liệu chính phủ nước này có thể trả được hay không. Trong trường hợp xấu nhất, một số người lo ngại rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ buộc các ngân hàng chuyển tiền gửi bằng USD sang lira.
Do đó, một số người đã sử dụng USD gửi trong ngân hàng hoặc tiền mặt để giao dịch các "stablecoin" - tiền số có giá trị được neo với các loại tiền tệ truyền thống như USD. Chainalysis cho biết hơn 1 nửa lượng đặt cược đồng lira giảm trong tháng 12 đều liên quan đến Tether.
Các stablecoin như Tether cũng được sử dụng như một "cổng" để đặt và thoát vị thế với các đồng tiền dễ biến động như Bitcoin và Ether. Esra Alpay - giám đốc marketing sàn giao dịch tiền số Bitlo của Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết số lượng trader mới trong tăng lên trong quý trước, khi giá đồng lira lao dốc.
Bà nói: "Sự biến động của đồng lira và lạm phát gia tăng trong những tháng gần đây đã khiến các nhà đầu tư của chúng tôi coi tiền số là một khoản đầu tư có lợi nhuận dài hạn và hàng rào chống lạm phát trong ngắn hạn."
Ege Tuluay, sinh viên 24 tuổi, đã bước vào Caspicoin - cửa hàng tiền số ở Grand Bazaar, hôm thứ Hai để kiểm tra số tiền hoa hồng mà anh mua Tether bằng tiền tiết kiệm USD của mình. Anh dự định dùng Tether để mua các loại tiền số khác. Anh nói: "Tiền số mang lại hy vọng cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ vì họ chẳng còn gì, vì vậy họ muốn kiếm tiền."
Tham khảo WSJ