Dân văn phòng nghiền cà phê cần biết: 8 mẹo đơn giản để đồ uống của bạn thơm ngon hơn và nhất là tốt cho sức khỏe
Làm thế nào để bạn vừa có thể thưởng thức cà phê thơm ngon vừa hạn chế những tác hại của nó đối với sức khỏe?
- 12-05-2018Khoa học chứng minh: Muốn cải thiện sức khỏe tim mạnh, hãy uống nhiều cà phê hơn
- 10-05-2018Điều gì sẽ xảy đến nếu trà và cà phê là thứ duy nhất bạn uống trong ngày? Đây là những lầm tưởng và thực tế
Ai cũng biết cà phê là thức uống giúp tăng sự tỉnh táo tinh thần và hoạt động tư duy hiệu quả. Vì thế nó trở thành người bạn quen thuộc của dân văn phòng. Nhưng chúng ta cũng biết, uống quá nhiều cà phê không tốt cho sức khỏe lâu dài với các hệ quả như mất cảm giác thèm ăn, kém trao đổi chất, mất ngủ…
Có nhiều cách để hạn chế những “tác hại” của cà phê mà bạn có thể chưa biết. Dưới đây là 8 gợi ý đơn giản nhất:
Tránh các chất làm ngọt nhân tạo và đường tinh luyện
Tác động xấu của cà phê thực sự mạnh mẽ hơn khi kết hợp với đường, mà điển hình là bệnh béo phì và tiểu đường. Những loại cà phê phổ biến có đường tinh luyện hoặc chất làm ngọt nhân tạo như Icedato Caramel Macchiato (34gr đường) hoặc Mocha Chocolate trắng (49gr đường) thực sự không tốt cho sức khỏe một chút nào, dù chúng có ngon đi chăng nữa.
Nếu không thể chịu được vị cà phê không đường, bạn có thể thay thế bằng những chất làm ngọt tự nhiên như stevia (được chiết xuất từ lá của cây có tên là stevia).
2. Uống những loại cà phê chất lượng
Chất lượng cà phê phụ thuộc nhiều vào quá trình chế biến cũng như cách trồng và rang xay cà phê. Trong nhiều trường hợp, do nhu cầu sản xuất cà phê hàng loạt trong khi thời gian thu hoạch cà phê khá dài (thường mất 5 năm để có mẻ thu hoạch đầu tiên kể từ khi trồng cây), một số người trồng cà phê đã tác động lên cây bằng thuốc trừ sâu tổng hợp và các hóa chất độc hại khác để sớm có lợi nhuận.
Những loại hóa chất này làm tăng tốc độ tăng trưởng của cây cà phê nhưng lại gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người. Nếu bạn lo lắng về hàm lượng thuốc trừ sâu trong cà phê, hãy cân nhắc mua hạt cà phê hữu cơ từ một thương hiệu chất lượng.
3. Thêm một ít quế vào cà phê
Quế là một loại hương liệu vô cùng quen thuộc và kỳ lạ là nó lại rất hợp với cà phê. Có nhiều nghiên cứu cho thấy quế có thể làm giảm lượng đường trong máu và mức cholesterol. Nó chứa chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể con người khỏi sự hư hại do oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do.
Ngoài ra, quế có thể cải thiện các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim, bao gồm cholesterol, triglycerides và huyết áp. Vì vậy, nếu bạn muốn thêm một số hương vị đặc biệt cho tách cà phê của mình thì quế là một lựa chọn không tồi.
4. Thêm cacao vào cà phê
Ca cao, cũng như quế, cũng giàu chất chống oxy hóa và cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim. Ngoài ra, nó còn cung cấp dưỡng chất bảo vệ tế bào thần kinh. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, ca cao giúp tăng cường nhận thức và cải thiện tâm trạng.
5. Tránh uống quá nhiều cà phê
Ai cũng đã biết, uống quá nhiều cà phê không tốt cho sức khỏe. Nó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lo âu, bực bội, mất ngủ hoặc gián đoạn giấc ngủ, chán ăn, mất cảm giác thèm ăn…
Uống nhiều cà phê cũng gây nên tình trạng “nghiện” nhẹ, bởi trong cà phê có sẵn caffeine. Vì thế, hãy lắng nghe cơ thể để nạp vào lượng cà phê vừa đủ. Đừng uống cho đỡ “nhạt mồm nhạt miệng” mà trở thành thói quen xấu khó bỏ.
6. Không uống cà phê sau 2 giờ chiều
Uống cà phê giúp tái tạo và kích thích năng lượng, tỉnh táo, tập trung để làm việc hiệu quả. Không có gì tuyệt vời hơn 1 tách cà phê vào buổi chiều để đánh thức não bộ đang mệt mỏi vì buồn ngủ và stress.
Thế nhưng bạn lại không biết rằng, caffeine trong cà phê có tác dụng rất lâu dài và nó có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối nếu bạn uống sau 2 giờ chiều. Thay vào đó, bạn có thể chọn cà phê decaf (cà phê khử caffeine) hoặc một tách trà đen xem sao.
7. Tránh các loại kem nhân tạo
Kem là thành phần phổ biến được thêm vào cà phê để tăng thêm hương vị. Các loại kem nhân tạo ít chất béo được ưa chuộng khi uống cùng cà phê lại tiềm ẩn nguy cơ làm khó tiêu, trương nặng bụng… Thay vào đó, hãy lựa chọn các loại kem chứa chất béo tự nhiên như sữa bò chẳng hạn. Chúng sẽ hỗ trợ cho tiêu hóa tốt hơn.
8. Lọc cà phê bằng giấy
Cà phê ủ có chứa cafestol - một phân tử diterpenoid làm tăng mức cholesterol ở người. Sử dụng một miếng giấy mỏng thay cho vợt lọc thông thường có thể làm giảm số lượng cafestol trong khi vẫn cho phép caffeine và các chất chống oxy hóa trong hạt cà phê đi qua. Bạn có thể thử ngay cách này để pha cà phê tại nhà mỗi sáng.
Bright Side