Đang định qua sông thì phát hiện cây cầu có vấn đề, chỉ bằng 1 hòn đá, vị hòa thượng cứu sống 1 mạng người
Hành động của vị hòa thượng đã cung cấp cho chúng ta một gợi ý quan trọng trong cuộc sống.
- 17-09-2020Từ bỏ công việc ổn định để theo đuổi đam mê, tôi học được cách đối mặt với cuộc sống: Nhất định phải vượt qua "con quỷ" chần chừ, chán nản!
- 16-09-2020Kiếm tiền không dễ, nhưng cạn tiền còn khó khăn hơn: 9 triết lý cuộc sống, giúp bạn nâng cao khả năng kiếm tiền
- 15-09-2020Người trung niên, có 3 điều cần hiểu, thu lợi ích cả đời: Một lần bệnh, sẽ hiểu ra ý nghĩa của cuộc sống
Sự cố chấp của Tiểu hòa thượng
Một hôm, Đại hoà thượng và Tiểu hoà thượng cùng xuống núi để lên thị trấn mua ít lương thực cần thiết trong một tuần cho ngôi chùa. Mà muốn vào thị trấn ấy thì chỉ có hai con đường:
Một con đường phải đi rất xa, nếu chọn đi con đường này họ sẽ phải vượt qua một ngọn núi lớn, sau đó lội qua một con suối nhỏ, chung quy thời gian cả đi cả về mất gần một ngày.
Còn con đường còn lại thì gần hơn, chỉ cần men theo đường núi để xuống núi, sau đó băng qua một con sông là đến thị trấn, nhưng trên con sông ấy chỉ bắc một chiếc cầu độc mộc cũ kỹ đã lâu không được tu sửa, chưa rõ bao giờ cầu sẽ sập.
Đại hoà thượng và Tiểu hoà thượng tất nhiên đã chọn đi con đường ngắn, dù sao con đường kia cũng quá xa, mất cả một ngày đường mới trở về đến chùa, vừa tốn sức lại mất thời gian. Và cứ thế họ khoan thai xuống đến chân núi.
Khi đang chuẩn bị qua cầu, Đại hoà thượng với tính cách tỉ mỉ bỗng phát hiện trên đầu cầu có vài vết rạn nứt nên vội vã nói Tiểu hoà thượng đang vô tư bước đi lại và bảo: "Đợi đã, e là chúng ta không thể đi qua chiếc cầu này được rồi, hôm nay chúng ta có lẽ phải quay lại đi đoạn đường xa kia thôi".
Nghe Đại hoà thượng nói, Tiểu hoà thượng mới để ý thấy vết nứt trên cây cầu, nhưng vẫn chần chừ hỏi lại: "Quay lại ấy ạ? Chúng ta đã đi đến tận đây rồi còn quay lại sao sư huynh?
Chỉ cần bước qua cây cầu này là đến được trấn rồi, quay lại đi con đường kia thì bao giờ mới tới nơi? Đệ thấy chúng ta vẫn nên đi tiếp thôi, cây cầu có lẽ vẫn chịu được trọng lượng của chúng ta".
Đại hoà thượng biết Tiểu hoà thượng tính tình bướng bỉnh, thấy sư đệ cố chấp muốn qua cầu thì không khuyên nhủ nữa, chỉ nhanh chân đứng chặn trước Tiểu hoà thượng và tiện tay nhặt một hòn đá lên đập mấy nhát xuống cầu.
Ngay sau đó bỗng "ầm" một tiếng, cây cầu đã mục nát kia gãy vụn từng khúc rơi xuống dòng nước chảy xiết, sâu đến vài trượng.
Thật không ngờ cây cầu lớn như vậy mà không chịu nổi vài cái đập nhẹ của hòn đá trong tay Đại hoà thượng.
Tiểu hoà thượng lúc này sửng sốt không nói nên lời, sau lại thấy may mắn vì mình chưa bước chân lên cây cầu nguy hiểm ấy, cũng thầm thấy xấu hổ vì sự lỗ mãng ngu ngốc vừa rồi của mình.
Trên đường trở về, Tiểu hoà hoà thượng vừa biết ơn vừa nghi hoặc nói với Đại hòa thượng: "Sư huynh, vừa rồi may mà có huynh ném đá dò đường trước, nếu không đệ đã vùi thân làm mồi cho cá ở chỗ đó rồi.
Huynh nói xem sao lúc ấy đệ lại dại dột như vậy chứ? Trong đầu chỉ nghĩ đến sự vất vả nếu quay lại đi con đường dài kia, còn khăng khăng cho rằng đi qua cây cầu này là đến thị trấn, cho nên không muốn quay trở lại đường cũ. Không nghĩ đến nếu cây cầu mà sập xuống thì làm thế nào".
Đại hoà thượng bình tĩnh nói: "Chỉ cần dám buông bỏ chấp niệm thì quay đầu làm lại cũng không có gì khó".
Lời bình
Đúng vậy, chỉ cần chúng ta biết buông bỏ thì bắt đầu lại từ đầu cũng chẳng hề khó. Cuộc sống nhiều khi chẳng phải cũng như vậy hay sao?
Nếu chúng ta cứ khăng khăng giữ trong mình sự cố chấp, không mở rộng lòng, không động não để suy nghĩ kỹ hơn về hoàn cảnh, tình huống mà mình đang gặp phải, rất có thể chúng ta sẽ như vị Tiểu hòa thượng trong câu chuyện trên, lao vào chỗ nguy hiểm mà không nhận ra.
Cố chấp là nguồn gốc của đau khổ.
Đừng ngại hành trình "quay trở lại" sẽ gian nan, khó khăn, tốn thời gian và công sức. Chỉ cần mỗi người vui vẻ chấp nhận buông bỏ chấp niệm là chúng ta đã có thể dễ dàng khởi động hành trình "quay trở lại" và sớm nhận ra, việc này chẳng khó khăn gì.
So với hậu quả của việc khư khư ôm trong mình chấp niệm nhất định không buông, việc quay đầu làm lại thậm chí còn mang lại hiệu quả hơn rất nhiều.
Pháp luật và bạn đọc