MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đăng kí bán hàng trên Lazada, Sendo quá dễ: Hàng giả, hàng nhái tràn lan

08-08-2018 - 08:47 AM | Thị trường

Gần đây thông tin về các cửa hàng trên 2 trang thương mại điện tử lớn công khai bán hàng giả, hàng nhái xuất hiện khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng. Để được bán hàng trên Lazada, Sendo, chỉ cần vài bước đơn giản là người dùng đã có ngay "cửa hàng" trên trang.

Theo tìm hiểu của PV về trang Lazada.vn, để tham gia đăng ký bán hàng theo hình thức cá nhân, khi đã đăng ký số điện thoại, Lazada gửi đến một tin nhắn xác thực tài khoản. Tiếp theo, người đăng ký chỉ mất vài phút điền tên, điện thoại, tài khoản ngân hàng, tên gian hàng, ảnh chụp chứng minh nhân dân là hoàn tất thủ tục đăng ký.

Người đăng ký không mất phí, không cần giấy phép kinh doanh, không mất nhiều thời gian là có ngay gian hàng được mở ra dễ dàng, tùy ý giao dịch.

Đăng kí bán hàng trên Lazada, Sendo quá dễ: Hàng giả, hàng nhái tràn lan - Ảnh 1.

Giày Adidas giá siêu rẻ được bán công khai trên Lazada.vn. Ảnh chụp từ màn hình.


Còn đối với hình thức đăng ký doanh nghiệp, Lazada yêu cầu thêm giấy phép kinh doanh.

Quy trình đăng ký đơn giản có thể là một trong những nguyên nhân nhiều sản phẩm hàng giả, hàng nhái được rao nhan nhản trên trang thương mại điện tử này.

Anh Đình Thuận (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) - người mở gian bán hàng về phụ kiện điện thoại tại trang Sendo.vn cho biết, khi đăng ký tại trang này, anh chỉ cần cung cấp email, điện thoại, tài khoản ngân hàng là có thể đăng tải bán hàng ngay.

"Khi đăng tải, tôi đăng tải ảnh sản phẩm lên trang, khai báo thông tin về kích cỡ, bảo hành, thương hiệu... là đăng tải thành công. Sendo cũng lưu ý người đăng về hàng giả, hàng nhái sẽ không được đăng bán, nếu vi phạm, gian hàng sẽ bị chế tài xử lý theo quy định" - anh Thuận nói.

Đăng kí bán hàng trên Lazada, Sendo quá dễ: Hàng giả, hàng nhái tràn lan - Ảnh 2.

Bán hàng trên Lazada, Sendo quá dễ


Về việc đăng ký dễ dàng để bán hàng trên các trang thương mại trên, ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) từng chia sẻ với báo giới, hiện tại pháp luật đã có quy định rất cụ thể về hoạt động của các sàn thương mại điện tử.

Theo đó, Chính phủ đã có Nghị định 52/2013 quy định về hoạt động thương mại điện tử, trong đó có trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.

Tại khoản 4, điều 36 quy định các sàn giao dịch thương mại điện tử có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được thực hiện chính xác, đầy đủ.

Ngoài ra, khoản 8, điều 36 cũng yêu cầu sàn thương mại điện tử có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

Còn bà Nguyễn Như Quỳnh, Phó Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, rất nhiều các trang thương mại điện tử hàng đầu của Việt Nam đang rao bán hàng nhái, hàng fake đã vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ.

Theo quy định, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên internet sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điều 10, điều 11 của Thông tư 11/2015/TT-BKHCN.

Ngoài ra trang web là phương tiện kinh doanh và khi có hành vi quảng cáo hoặc bán hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử lý như các trường hợp vi phạm khác.

Thế nhưng, thực tế hiện nay, số vụ xử phạt các vi phạm sở hữu trí tuệ trên môi trường số còn rất hạn chế.

Theo Minh Hương

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên