MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đăng kiểm ô tô theo km sử dụng: Chưa có cách nào đảm bảo số km chính xác

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ GTVT nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số km sử dụng. Hiện tại, chu kỳ đăng kiểm ở nước ta đang được tính theo số tháng hoạt động của phương tiện, trong đó xe kinh doanh vận tải có chu kỳ kiểm định ngắn hơn xe gia đình.

Liệu phương án này có thể trở thành thước đo thuận tiện hơn, trong việc giám sát thời điểm các phương tiện cần kiểm tra kỹ thuật xe hay không, phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với chuyên gia giao thông, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy.

Đăng kiểm ô tô theo km sử dụng: Chưa có cách nào đảm bảo số km chính xác - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

PV: Thưa ông, ông có cái nhìn như thế nào về việc mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GTVT nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số km sử dụng, để thay thế tiêu chí về thời gian sử dụng phương tiện?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy: Theo tôi, mục tiêu và ý muốn của Phó Thủ tướng là đúng thôi. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, số km chạy của ô tô có thể điều chỉnh theo ý muốn của cá nhân, mà chúng ta chưa khóa được, chưa có cách nào để mà đảm bảo là cái số km đó chính xác được.

Cho nên, nếu thực hiện theo km đi lại nó sẽ đưa đến vấn đề là việc kiểm định không chính xác. Cái số km chạy không đúng như thực tế, sẽ đưa đến việc không đảm bảo được vấn đề an toàn cho phương tiện.

PV: Vậy nếu phương án tính chu kỳ kiểm định xe theo thời gian vẫn được cho là mang lại nhiều thuận tiện hơn, thì ông có đề xuất gì để phương thức này có thể mang lại hiệu quả hơn?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy: Theo tôi để kiểm định hợp lý, giảm bớt căng thẳng trong vấn đề kiểm định thì có thể theo các cái điều kiện sau.

Thứ nhất, nên phân loại ô tô theo công việc. Ô tô khách, ô tô tải, ô tô quân đội, công an, ô tô cá nhân, gia đình. Trên cơ sở đó đánh giá tính năng kỹ thuật, hoạt động thực tế; từ đó xác định được thời gian kiểm định.

Thứ hai, đối với mỗi loại ô tô, chúng ta lại căn cứ theo cái thời gian đi lại, tức là thời gian hoạt động thực tế, thì  sẽ có đủ thông số để xác định thời gian giãn cách kiểm định tốt hơn.

Việc quy hoạch các trạm kiểm định cũng phải chú ý. Chúng ta vẫn mang tính tùy tiện, tức là nơi nào muốn lập bao nhiêu thì lập, không tính toán được mật độ đi lại, mật độ sử dụng ô tô và cũng không tính được cái khả năng của các cái trạm kiểm định ô tô đó, nó làm được như thế nào so với cái nhu cầu, tức là cung cầu chênh lệch. Do đó, quy hoạch cũng phải chú ý.

Điểm nữa là nhân sự đối với các trạm nó cũng phải đảm bảo chất lượng, cả về tinh thần trách nhiệm, cả về đạo đức, cả về vấn đề là kỹ năng chuyên môn, phải phù hợp thì mới giải quyết được vấn đề.

PV: Xin cảm ông !./.

Theo Thu Thủy

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên