Đang rửa bát đột nhiên tê tay, phải cấp cứu và phẫu thuật não nhưng tới giờ bố tôi vẫn chưa tỉnh lại: Dấu hiệu đột quỵ quá ít người để ý!
Đến lúc thấy bố ngồi bất động, mắt nhắm nghiền, gọi không trả lời, chúng tôi mới tá hoả nhận ra có điều bất thường xảy ra với bố.
- 20-10-20216 thói quen giúp sống khỏe, sống lâu: Người sau 55 tuổi luyện tập 15 phút mỗi ngày, tuổi thọ có thể kéo dài thêm tới 3 năm!
- 19-10-20216 loại thực phẩm cơ thể rất cần được bổ sung mỗi ngày để tăng cường miễn dịch giữa lúc dịch Covid-19, người cao tuổi cũng khỏe hơn trông thấy
- 18-10-2021Đại dịch đến và cướp đi của bạn tiền bạc và sức khỏe, nhưng nếu còn có đủ bố mẹ, nghĩa là bạn vẫn giàu có lắm!
Những dấu hiệu báo trước không điển hình
Dù đã nghe và đọc không ít thông tin về bệnh đột quỵ, từ dấu hiệu nhận biết sớm cho đến cách phòng tránh và cấp cứu, song tôi khi căn bệnh xảy đến với người thân của mình, tôi vẫn vô cùng bối rối.
Hôm đó, bố tôi – người đàn ông 65 tuổi – từng có tiền sử cao huyết áp song đã được điều trị ổn định đột nhiên thấy hơi đau đầu. Ngoài đau đầu ra, ông không thấy có biểu hiện gì khác thường nên khá chủ quan, cho rằng đó là một cơn đau do "trở trời" rất bình thường. Cũng rất tình cờ, hôm đó chính là ngày đầu tiên của đợt gió mùa ở vùng núi phía Bắc. Buổi sáng thời tiết vẫn còn khá ấm áp song chiều và tối, khi không khí lạnh tràn về thì nhiệt độ giảm rất nhanh, chỉ còn khoảng 20-21 độ C so với 32-34 độ C vào ban ngày.
Quyết định không làm phiền tới con cháu, sau khi ăn cơm tối xong, ông vẫn tự mình dọn dẹp, rửa bát đũa. Trong quá trình rửa bát, ông cảm thấy hai tay bỗng nhiên tê dại nên bỏ dở việc đang làm và vào ghế ngồi nghỉ ngơi. Lúc này, ông ngồi trên ghế rồi cứ thế lịm dần. Đến lúc thấy bố ngồi bất động, mắt nhắm nghiền, gọi không trả lời, chúng tôi mới tá hoả nhận ra có điều bất thường. Chúng tôi gọi bác sĩ gần nhà tới sơ cứu, rồi khẩn trương đưa bố tới bệnh viện tỉnh. Nhưng, tới nơi, bệnh viện yêu cầu phải đưa bố tôi xuống Bệnh viện tuyến trên ngay lập tức.
Trải qua một cơn phẫu thuật não, tới giờ, bố tôi vẫn chưa tỉnh lại. Bác sĩ tiên lượng tình hình của bố tôi rất xấu. Mọi sự diễn ra quá nhanh, tới giờ, tôi vẫn bần thần chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra với bố tôi.
Nguy cơ mắc đột quỵ tăng cao khi thời tiết lạnh
Theo các bác sĩ, bố tôi bị đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não là căn bệnh cấp tính, xảy đến bất ngờ và rất nguy hiểm. Đặc biệt, căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hoá và có nguy cơ xảy ra nhiều hơn trong thời tiết lạnh.
Theo bác sĩ Phạm Văn Tú, phó trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thời tiết lạnh chính là nguy cơ hàng đầu với người cao tuổi có tiền sử tăng huyết áp, dẫn tới tai biến, đột quỵ và tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Số người nhập viện do đột quỵ vào mùa lạnh chiến tới 70-80% tổng số bệnh nhân điều trị trong năm.
Điều nguy hiểm hơn cả là đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không có dấu hiệu báo trước. Đột quỵ ở giai đoạn sớm thường bắt đầu với các triệu chứng không điển hình, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như: xây xẩm, chóng mặt, mặt lệch, tê yếu tay chân hay liệt, đi không vững, méo miệng, khó nói, uống sặc, nuốt nghẹn, mắt mờ…
Các bác sĩ cho biết, đột quỵ có hai dạng là đột quỵ do thiếu máu não (chiếm 80%) và đột quỵ do vỡ mạch máu não. Cả hai dạng này đều gây tổn thương mạch máu não. Đột quỵ xuất hiện có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, song người cao tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ hơn.
Đối với người cao tuổi, theo quá trình lão hoá, các mạch máu bị xơ cứng, sức cản lòng mạch cao kèm theo những rối loạn chuyển hoá như đái tháo đường, mỡ máu… dẫn tới nguy cơ cao xảy ra đột quỵ thiếu máu não. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, cơ chế tự điều hoà tuần hoàn não của người cao tuổi trở nên kém hơn. Ngoài ra bệnh tăng huyết áp mãn tính cũng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đột quỵ ở người cao tuổi. Triệu chứng đột quỵ ở người già không nổi bật như người trẻ dẫn tới phát hiện chậm, cấp cứu không kịp thời. Nhiều khi ngay chính bệnh nhân cũng không biết mình bị bệnh.
Phòng và sơ cứu khi người thân có biểu hiện đột quỵ
Bệnh đột quỵ xảy ra do rất nhiều yếu tố, bao gồm tăng huyết áp, bệnh lý chuyển hoá như đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, hút thuốc, lối sống không lành mạnh, ít vận động, làm việc ở cường độ cao, căng thẳng kéo dài… Riêng với người trẻ tuổi, đột quỵ còn liên quan tới các yếu tố di truyền, các bệnh về mạch máu hoặc tình trạng đông máu dẫn tới nguy cơ vỡ mạch, tắc nghẽn mạch máu.
Để phòng ngừa đột quỵ trong mùa lạnh, các bác sĩ khuyến cáo: người trung niên và cao tuổi nên giữ ấm cơ thể khi đi ngủ và mỗi khi ra khỏi phòng, kể cả khi tập thể dục vào buổi sáng; tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột; duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý: đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục, uống nhiều nước vào sáng sớm khi ngủ dậy, ăn đủ bữa trong ngày; chú trọng ăn sáng đều đặn. Chế độ ăn để phòng ngừa đột quỵ bao gồm nhiều loại rau xanh, hoa quả, đậu nành, nhiều cá và ít thịt; sử dụng lượng muối và mỡ vừa phải trong các món ăn; không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia.
Khi người thân có biểu hiện đột quỵ, cần nhanh chóng sơ cứu bằng cách đặt nằm cao đầu, nằm nghiêng một bên nếu bệnh nhân nôn, rối loạn ý thức. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hay uống bất cứ loại thuốc gì, kể cả nước lọc và gọi ngay cho cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Thời gian vàng để bệnh nhân đột quỵ được tái thông mạch máu não bằng thuốc là trong vòng 4-5 giờ kể từ khi khởi phát. Với bệnh nhân tắc mạch máu lớn, thời gian can thiệp tốt nhất là trong vòng 6 giờ kể từ khi phát bệnh, nếu để càng muộn thì di chứng càng nặng.
Doanh nghiệp và tiếp thị
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"