Đằng sau con số xuất siêu hơn 20 tỷ USD
Nếu chỉ xét thuần túy về mặt con số thì 20 tỷ USD xuất siêu là điều đáng mừng trong bối cảnh hiện nay. Nhưng nếu “mổ xẻ” kỹ hơn, có thể thấy những điều cần quan tâm.
- 07-12-2020Đà Nẵng lần đầu tiên trong nhiều năm tăng trưởng âm 9,77%
- 07-12-2020Dự kiến, cuối tuần này chạy thử đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông
- 07-12-2020Bloomberg: Sau Việt Nam, Singapore tiếp tục tìm kiếm đối tác 'bong bóng du lịch' mới
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế thế giới nhưng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 11 tháng năm 2020 vẫn đạt mức xuất siêu kỷ lục 20,1 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng ước tính đạt 489,1 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 254,6 tỷ USD, tăng 5,3%; nhập khẩu đạt 234,5 tỷ USD, tăng 1,5%.
Trong 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước đạt 73 tỷ USD, tăng 1,6%, chiếm 28,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 181,6 tỷ USD, tăng 6,9%, chiếm 71,3%.
Tính chung 11 tháng năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước đạt 85,43 tỷ USD, giảm 9,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 149,07 tỷ USD, tăng 9,2%.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, ngoài những tín hiệu đáng mừng, mức xuất siêu này cũng bộc lộ một số điểm đáng lo ngại. Bởi xuất siêu tăng một phần vì nhập khẩu giảm. Nếu nhập khẩu tiếp tục giảm sẽ tạo ra thiếu hụt các nguyên vật liệu đầu vào cho nền kinh tế Việt Nam.
Hiện nay, chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị dịch bệnh đe dọa, tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày càng trầm trọng trên thế giới và nguy cơ dịch bệnh này sắp có thể bùng phát trở lại mạnh mẽ hơn vào mùa đông năm nay, đẩy khủng hoảng kinh tế trên thế giới lún sâu hơn.
TS Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính), cũng bày tỏ lo ngại cho rằng, xuất siêu kỷ lục chủ yếu là do kinh tế khó khăn, người dân và doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu cho đầu tư và tiêu dùng dẫn đến nhập khẩu giảm mạnh.
Mặc dù xu hướng nhập khẩu sụt giảm đã kéo dài trong 10 tháng qua, chỉ đến sang tháng 11, tình hình mới được cải thiện khi tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, chủ yếu là nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất, chiếm 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu. Đây là tín hiệu tốt cho thấy chuỗi cung ứng sản xuất hàng hóa quốc tế đang dần được kết nối trở lại. Tuy nhiên, thực tế là nhập khẩu vẫn tăng trưởng chậm và điều này cho thấy, sản xuất trong nước chưa thực sự phục hồi hoàn toàn.
Thực tế là nhập khẩu vẫn tăng trưởng chậm và điều này cho thấy, sản xuất trong nước chưa thực sự phục hồi hoàn toàn.
Nhìn vào số liệu thống kê cũng cho thấy, về thị trường xuất khẩu hàng hóa, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng với kim ngạch đạt 69,9 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 43,1 tỷ USD (tăng 16%); Thị trường EU đạt 32,2 tỷ USD, giảm 2,4%. Thị trường ASEAN đạt 20,9 tỷ USD, giảm 10,6%. Hàn Quốc đạt 17,7 tỷ USD, giảm 2,7%. Nhật Bản đạt 17,3 tỷ USD, giảm 6,5%.
Như vậy là xuất siêu 11 tháng dù ở mức rất cao nhưng chủ yếu là do tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, xuất khẩu vào EU và một số thị trường như ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản đều giảm từ 3% đến 10%.
Với cơ cấu này, trong bối cảnh tình hình do COVID-19 hiện nay thì vẫn có thể chấp nhận nhưng về dài hạn, có thể dẫn tới việc "phụ thuộc" vào một vài thị trường, khiến tăng trưởng xuất khẩu và xuất siêu thiếu bền vững.
Những cơ hội và thách thức từ các Hiệp định FTA, đặc biệt Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mới kí kết đã được phân tích rõ. Nhiều đối tác trong RCEP có cơ cấu sản phẩm tương tự Việt Nam, có năng lực cạnh tranh mạnh như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia..., sẽ dẫn đến cạnh tranh có thể gay gắt, khốc liệt hơn trên cả thị trường xuất khẩu và nội địa.
Bên cạnh đó còn là những lo ngại về việc khó có thể cải thiện, điều hòa cán cân thương mại với các nước trong Hiệp định khi Việt Nam đang nhập siêu từ nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước ASEAN, nhưng lại đang xuất siêu lớn sang Mỹ. Và các biện pháp phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ…, không chỉ ở thị trường Mỹ mà còn các thị trường khác trong tương lai sẽ là nguy cơ xảy ra với các doanh nghiệp Việt.
Diền đàn doanh nghiệp