MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đánh đu theo ETF và bài học lặp đi lặp lại

Do tính chất minh bạch và rõ ràng của các điều kiện cần và đủ để vào rổ ETF nên một số đội lại có thể quét trước các cổ phiếu nào có thể hoặc có khả năng được vào rổ, thông thường hai yếu tố dễ chi phối nhất đó là thanh khoản và vốn hóa.

Đến hẹn lại lên, cứ đến cuối tháng Hai, Năm, Tám, Mười Một các nhà đầu tư trong nước lại chờ đợi dữ liệu chốt vào thứ Sáu cuối cùng của tháng để rà soát xem cổ phiếu nào được mua vào và cổ phiếu nào bị loại ra. Do tính chất minh bạch và rõ ràng của các điều kiện cần và đủ để vào rổ ETF nên một số đội lại có thể quét trước các cổ phiếu nào có thể hoặc có khả năng được vào rổ, thông thường hai yếu tố dễ chi phối nhất đó là thanh khoản và vốn hóa.

Một cổ phiếu đảm bảo đủ điều kiện vốn hóa (150 triệu USD đối với quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF – đổi tên từ Market Vector Vietnam ETF; đối với FTSE giá trị vốn hóa thị trường có thể đầu tư của cổ phiếu lớn hơn 1% giá trị thị vốn hóa thị trường của chỉ số FTSE Vietnam Index trước kỳ review). Nếu giá cổ phiếu tăng, vốn hóa thị trường của cổ phiếu thay đổi, điều này hoàn toàn có thể chi phối, tương tự với thanh khoản.

Do tính chất của các quỹ ETF không tham chiếu trên các chỉ số cơ bản về ROA hay doanh thu lợi nhuận, nên đôi khi một số đội lái dựa vào điều này để đánh lên các cổ phiếu mà chỉ cần dựa vào giá và thanh khoản, nhưng đa phần đều…không thành công.

Diễn biến giá 1 năm của TSC
Diễn biến giá 1 năm của TSC

Trường hợp cổ phiếu TSC của CTCP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ, mã này từ cuối tháng 12/2015 đến đầu tháng 3/2016 đã tăng từ 12.000 đồng/cp lên hơn 18.600 đồng/cp (tăng 55% trong 2 tháng) sau khi cổ phiếu này được dự báo vào rổ FTSE Vietnam ETF, thời gian này thanh khoản của TSC cũng tăng đột biến, bình quân lên đến 2-3 triệu cổ phiếu/phiên trong khi thời gian trước cổ phiếu này đều giao dịch dưới 1 triệu đơn vị.

Tuy nhiên sau khi FTSE công bố danh mục quý 1/2016 không có TSC cộng thêm kết quả kinh doanh không có gì đột biến nên cổ phiếu này rơi thê thảm, từ 18.600 đồng/cp xuống 7.200 đồng/cp. Rõ ràng với những nhà đầu tư đu theo TSC đánh cổ phiếu theo ETF đã bị thua lỗ nặng.

Trong kỳ review lần này, cũng đã có những nhận định trái chiều từ các CTCK.

CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng VNM sẽ không thêm bớt cổ phiếu nào trong đợt cơ cấu lần này, quỹ này sẽ bán ròng 12/21 cổ phiếu trong danh mục trong đó bán mạnh nhất là VIC (giá trị khoảng 90 tỷ, tương dương 1,65 triệu cổ phiếu do tỷ trọng VIC trong danh mục đã lên tới 9,19%), tiếp theo là STB (bán ròng 6,1 triệu cổ phiếu), SBT (1,27 triệu cổ phiếu), HPG (817 nghìn cp), DPM (728 nghìn cp), quỹ này sẽ mua hơn 4,7 triệu cổ phiếu HAG 2 triệu cổ phiếu HHS, gần 750 nghìn cổ phiếu NT2, 2,5 triệu cổ phiếu KDC.

Đối với FTSE, VCSC dự báo HSG và DRC sẽ được thêm vào danh mục của quỹ. Trong đó FTSE sẽ mua vào hơn 3,78 triệu cổ phiếu HSG và hơn 1,7 triệu cổ phiếu DRC. Bên cạnh đó, MSN và HNG cũng được quỹ này mua vào đáng kể, đạt lần lượt 116 tỷ đồng (1,6 triệu cổ phiếu) và 36,4 tỷ đồng (4,67 triệu cổ phiếu). Trong khi đó, VCSC ước tính quỹ này sẽ bán ra khoang gần 122 tỷ đồng cổ phiếu VIC (2,2 triệu cổ phiếu).

Đồng quan điểm với VCSC, CTCP Chứng khoán Rồng Việt cũng cho rằng kỳ cơ cấu lần này sẽ không có cổ phiếu nào bị loại ra khỏi rổ FTSE Vietnam Index và sẽ có 2 cổ phiếu được thêm mới là DRC và HSG.

Dự báo các cổ phiếu mua bán của VDSC trong kỳ review ETF kỳ 2/2016
Dự báo các cổ phiếu mua bán của VDSC trong kỳ review ETF kỳ 2/2016

Tuy nhiên với CTCP Chứng khoán Sài GònCTCP Chứng khoán Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), bộ phận phân tích hai CTCK này cho rằng trong đợt cơ cấu danh mục lần này các quỹ ETF sẽ không thêm bớt cổ phiếu nào mà chỉ điều chỉnh tỷ trọng các cổ phiếu trong danh mục. BSC cho rằng nếu VNM vẫn giữ nguyên tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục ở mức 84.2% như kỳ trước thì sẽ bán cổ phiếu Việt Nam khoảng 6,9 triệu USD tương đương 155 tỷ).

Trong khi đó, SSI Research cho rằng VNM sẽ mua khoảng 660 nghìn cổ phiếu VCB, 2,2 triệu cổ pheiseu STB và 1,2 triệu cổ phiếu NT2, quỹ này sẽ bán khoảng 1,1 triệu cổ phiếu VIC.

Với chỉ số FTSE Vietnam Index, SSI Research cho rằng mặc dù HSG, DRC, CSM và PPC thỏa mãn điều kiện về thanh khoản trong quý này nhưng do các cổ p hiếu này đã từng bị loại ra khỏi danh mục FTSE Vietnam Index trước đó nên các cổ phiếu này cần phải thỏa mãn điều kiện thanh khoản thêm một quý nữa để có thể được add lại vào rổ danh mục.

Với cổ phiếu GTN, mặc dù GTN đáp ứng điều kiện về vốn hóa và thanh khoản nhưng cổ phiếu này không đáp ứng điều kiện về tỷ lệ lưu hành tự do (free float). Ngày 25/1/2016 vừa qua GTN phát hafnht hành công 75,2 triệu cổ phiếu thống qua phát hành riêng lẻ, nâng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng. Số cổ phần này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm và số cổ phần này không được tính vào tỷ lệ lưu hành tự do. Với việc cổ đông lớn nhất là công ty cổ phần Invest Tây Đại Dương (do ông Nguyễn Trí Thiện, thành viên HĐQT GTN đồng thời là Chủ tịch HĐQT Invest Tây Đại Dương) mua thêm 1,5 triệu cổ phiếu GNT, nắm giữ 34,9 triệu cổ phiếu (23,27%), số cổ phần này cũng bị khấu trừ khỏi nhóm cổ phiếu trôi nổi. Do đó, SSI Research cho rằng lượng cổ phiếu trôi nổi của GTN thực sự chỉ khoảng 55 triệu cổ phiếu (tương đương khoảng 41,6 triệu USD) và do đó không đáp ứng quy định về vốn hóa của FTSE.

SSI Research cho rằng, DB ETF sẽ mua vào khoảng 1,2 triệu cổ phiếu KBC, bán 1,3 triệu cổ phiếu VIC và 1,9 triệu cổ phiếu STB, 0,9 triệu cổ phiếu VCB.

FTSE sử dụng dữ liệu vào ngày 27/5 và sẽ công bố danh mục vào ngày 3/6, trong khi VNM sử dụng dữ liệu vào ngày 31/5 và công bố vào ngày 10/6. Danh mục mới của hai quỹ sẽ chính thức áp dụng vào ngày 17/6.

Giá cổ phiếu GTN tuần qua tăng khá nhanh từ 15.900 đồng/cp lên 17.400 đồng/cp với thanh khoản tăng vọt, có phiên giao dịch hơn 5 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên phiên giao dịch ngày 30/5 cổ phiếu này đứng giá ở mức 17.400 đồng/cp.

Bài học đu theo ETF chưa bao giờ cũ và câu chuyện lặp đi lặp lại tại mỗi kỳ review. Trên thị trường chứng khoán, ai cũng nghĩ nếu mình nhanh hơn người kia một bước thì sẽ ăn tiền nhưng đôi khi “trâu nhanh lại uống nước đục”. Nhà đầu cơ đại tài George Soros đã từng có câu nói bất hủ “Trong kinh doanh, đúng hay sai không quan trọng, cái quan trọng là nếu đúng sẽ có được bao nhiêu tiền, và nếu sai sẽ mất bao nhiêu tiền”.

Theo Phương Mai

Ngừi đồng hành

Trở lên trên