Danh y 85 tuổi tiết lộ: Cách ăn có thể quyết định mệnh dài ngắn, bệnh tật biến mất nhờ 1 bài thể dục
Quốc y Đại sư 85 tuổi từng có bệnh nặng, nhưng nhờ tập luyện, bệnh tình tự nhiên biến mất. Chế độ ăn và thói quen đọc và viết của ông là một trong những điều giúp ông sống thọ.
- 11-12-2020Chạy bộ liên tục 70 ngày, tôi nhận được kết quả xứng đáng cả sức khỏe và công việc: Sự năng động mỗi ngày tỷ lệ thuận với sự tiến triển tích cực trong sự nghiệp
- 10-12-20208 dấu hiệu này "mách bảo" hệ miễn dịch đang suy yếu: Nhận biết sớm để tăng cường đề kháng, tự bảo vệ sức khỏe
- 10-12-2020Tập thể dục có gây đột quỵ không? Bác sĩ Việt tại Mỹ chỉ ra lưu ý "sống còn" để bảo vệ sức khỏe khi vận động
- 09-12-2020Bước sang tuổi 50, có 5 loại thực phẩm cần tránh và 9 loại rất nên bổ sung để ngăn lão hóa, tăng độ bền sức khỏe
Quốc y Đại sư Trung Quốc Tiết Bá Thọ (Xue Boshou), sinh năm 1936 tại Thái Hưng, Giang Tô (TQ) là bác sĩ trưởng của Bệnh viện Quảng An Môn thuộc Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc.
Ông tốt nghiệp Đại học Y học Cổ truyền Thượng Hải với kết quả xuất sắc năm 1963, và là đệ tử của danh y Bồ Phụ Châu - một nhà y học Trung Quốc xuất sắc đương thời.
Danh y Tiết Bá Thọ là Quốc y Đai sư nổi tiếng tại Trung Quốc, năm nay gần 85 tuổi. Ông vẫn đang thường xuyên đi khám bệnh, sức khỏe rất tốt, lối sống đặc biệt ấn tượng, không quan tâm đến danh lợi. Là người giàu nghị lực, thích tập Thái Cực Quyền và có hiểu biết độc đáo về lĩnh vực sức khỏe, dưỡng sinh và phòng chống bệnh tật.
Sau đây là những bí quyết sống khỏe mà ông chia sẻ một phần với độc giả, qua đó chúng ta có thể tham khảo, ứng dụng cho chính mình.
Phần 1: Sống thọ không cần "cao siêu", yên tĩnh, không làm gì cả cũng là món quà vô giá
Phần 2
Cách ăn uống có thể tác động đến số mệnh dài ngắn
Chế độ ăn uống nên hài hòa, phù hợp và có mức độ
Kinh tế xã hội phát triển nhanh chóng, đời sống nhân dân không ngừng nâng cao, vật chất ngày càng phong phú, nhiều người ham ăn ngon, hải sản, động vật hoang dã, nghiện thuốc lá…, từ đó mà tác động rất lớn đến sức khỏe.
Về vấn đề này, danh y Thọ cho rằng, ưu tiên hàng đầu của chế độ ăn uống và sức khỏe là phải có một chế độ ăn uống điều độ.
Chữ "điều độ" ở đây được hiểu là ăn uống đầy đủ ngày 3 bữa, đúng lượng, đúng giờ, đúng thành phần thực phẩm, đúng nhu cầu của cơ thể. Bữa ăn phải đảm bảo lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, kết cấu hợp lý.
Trong cuốn sách Đông y nổi tiếng "Hoàng Đế Nội kinh" có viết rằng, "Sự thay đổi của cao lương, bàn chân sẽ mọc ra chiếc đinh lớn" (hàm ý rằng ăn uống thay đổi, cao lương mỹ vị quá nhiều thì bệnh tật sẽ sinh ra).
Hiểu theo nghĩa đen, ăn đồ béo và ngọt nhiều, ăn thực phẩm không kiểm soát sẽ gây ra nhọt ở bàn chân (hoặc các bộ phận khác của cơ thể như đầu, mặt, môi, v.v.).
Danh y Thọ cho biết, dựa trên nhiều năm thực hành lâm sàng của mình rằng sự hiểu biết sâu sắc của câu này là: tham ăn uống có thể gây tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, tiểu đường, tăng lipid máu, tăng axit uric máu, v.v.
Những căn bệnh này sẽ gây ra nhiều đau khổ cho người bệnh và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. "chiếc đinh lớn mọc ở chân" trong sách cổ là khái niệm dùng để chỉ những căn bệnh hiểm nghèo.
Danh y Thọ liên tục nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của việc "ăn uống càng nhiều, bệnh tật càng tăng".
Ông cho rằng, nhiều người lầm tưởng chỉ cần ăn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao thì chắc chắn sẽ tốt cho sức khỏe, còn thực tế thì chúng ta đều biết rằng, nhiều bệnh là "từ miệng mà ra".
Do đó, việc hấp thụ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng ở mỗi người là khác nhau. Trước hết, chúng ta nên xem chức năng tiêu hóa của người đó, thức ăn có được tiêu hóa và chuyển hóa thành máu hay không.
Thứ hai, trước khi ăn, chúng ta nên xem có cần thiết phải ăn cái này cái kia không.
Chẳng hạn, ở người già, chức năng nội tạng suy giảm, thức ăn nhiều dinh dưỡng không thể chuyển hóa khí huyết mà sinh ra đờm, không tốt cho sức khỏe nên không có giá trị phát huy sau khi ăn nhiều.
Ngoài ra, do chức năng tỳ vị và dạ dày của người già bị suy giảm, nên thận trọng ăn uống những thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, ăn nhiều, thực phẩm quá lạnh hoặc thực phẩm sống.
Khí huyết của người già yếu, cần bồi bổ cho khỏe lên, nhưng mà không nên bồi bổ quá mức giống như tấn công bằng thuốc một cách quyết liệt.
Đối với chế độ ăn uống của trẻ em, danh y Thọ nhiều lần chủ trương thói quen sống "Muốn trẻ được bình an thì phải để cho trẻ đói 1 chút và mát một chút". Ăn uống thì đừng cho trẻ ăn khẩu vị "cao quý" quá (tức là ăn uống dân dã), quần áo mặc thì đừng nóng quá.
Trong quá trình điều trị bệnh của mình, danh y Thọ cho biết, các bệnh nhi hiện nay có bệnh đa phần là do thức ăn tích tụ và các vấn đề ngoại sinh tác động, một là do ăn uống quá độ, không hợp lý, hai là do tích tụ thức ăn do ăn quá no, ăn quá nhiều sinh ra lạnh, dẫn đến tổn thương tỳ vị, dạ dày, gây ra khó tiêu, táo bón.
Cuối cùng, bác sĩ Thọ chỉ ra rằng, chế độ ăn uống nên "khác nhau ở mỗi người", ví dụ như những người có cơ địa nóng trong thì nên tránh các sản phẩm có tính kích thích, dầu mỡ, cay nóng, còn những người bị thiếu dương và hàn lạnh thì nên tránh ăn đồ ăn lạnh, sống, các loại quả giống dưa/bầu bí.
Những người thuộc nhóm tì vị ẩm nhiệt nặng nề thì tránh hoặc ít ăn các món thuộc nhóm béo, ngọt, dầu mỡ.
Chế độ ăn thông thường của một người tốt nhất là nên chú trọng ăn thanh đạm, bổ sung dinh dưỡng phù hợp, tinh thần vui vẻ, không gò bó, có thái độ vui vẻ giúp đỡ người khác sống khỏe, như vậy sẽ cùng nhau trường thọ.
Giữ gìn sức khỏe hay dưỡng sinh là một quá trình toàn diện và lâu dài, không phải một loại thực phẩm, một đơn thuốc nào đó có thể mang lại thành tựu trong một sớm một chiều.
Với tâm hồn an nhiên, vui vẻ, thuận theo quy luật tự nhiên, ăn uống điều độ, sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi kết hợp với sự chăm sóc sức khỏe thuận theo tự nhiên, thì cơ thể ít bệnh tật.
Danh y Thọ chủ trương điều hòa khí và huyết. Ông cho rằng, bổ khí tức là làm cho khí thông, bổ huyết tức là làm cho máu cân bằng.
Phần 3
Duy trì nhịp sống điều độ, chừng mực
Động và Tĩnh cân bằng, hợp lý
Tự chữa khỏi bệnh nhờ tập luyện Thái cực quyền
Mặc dù đã rất cao tuổi, nhưng danh y Thọ vẫn kiên trì đến bệnh viện để khám bệnh ngoại trú 6-7 lần/tuần, đồng thời chịu trách nhiệm tư vấn và chăm sóc sức khỏe với tư cách là lãnh đạo, hội chẩn từ bệnh viện, thêm vào đó là các cuộc họp và diễn thuyết đa dạng, nhịp độ làm việc căng thẳng như vậy khiến nhiều bạn trẻ mệt mỏi không thể ứng phó. Nhưng bản thân ông thì vẫn tràn đầy năng lượng và tư duy nhanh nhạy, điều này liên quan rất nhiều đến bài tập Thái Cực Quyền bền bỉ của ông ấy.
Danh y Thọ không phải là người không có bệnh, bản thân ông bị bệnh lao thâm nhiễm do mệt mỏi khi còn trẻ, trong quá trình điều trị, ông đã kiên trì tập Thái Cực Quyền hàng ngày.
Kết quả là, dù căn bệnh này sẽ thường phải được điều trị từ sáu tháng đến một năm, nhưng đã nhanh chóng bị triệt tiêu một cách thần kỳ trong một tháng sau khi kiên trì tập Thái cực quyền.
Ông nói, tôi cảm thấy tập thể dục có thể khôi phục lại chính khí của cơ thể và thúc đẩy sự cải thiện của sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật. Cho đến ngày nay, danh y Thọ vẫn nhấn mạnh tác dụng của các bài tập Thái Cực Quyền và thực hành mỗi sáng và tối, và ông còn tạo ra "Thái Cực Quyền trong yên tĩnh không phải hành động" của riêng mình.
BS Thọ cho rằng, có nhiều hình thức tập Thái Cực Quyền và các bài thể dục, nhưng phải chú ý đến sự thư giãn của toàn thân, vận động của cơ thể và sự tĩnh lặng của tâm trí, sự kết hợp của động tác và cơ thể, sức mạnh và sự mềm mại, và phối hợp đóng mở.
Xã hội hiện đại, đặc biệt là sinh viên, trí thức, lao động văn phòng,… đa phần là lười vận động mà lại gặp khó khăn, do đó, có thể chọn tập ít nhất một môn như Thái cực quyền, Thái cực kiếm, Bát đoạn cẩm, Dịch cân kinh,… đều có thể lựa chọn luyện tập tùy theo điều kiện của bản thân.
Ngoài ra, đi bộ là một bài tập tương đối đơn giản. Đi bộ nhịp nhàng cũng có thể làm dịu các dây thần kinh và tiếp thêm sinh lực cho não, loại bỏ căng thẳng, thúc đẩy tiêu hóa và hấp thụ.
Các bài tập aerobic như đi bộ và leo núi rất tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần, và nên thực hiện thường xuyên.
Phần 4
Đọc và viết rất quan trọng để duy trì sức khỏe
Đọc và viết cũng là một niềm vui lớn trong cuộc sống cũng như công việc và sứ mệnh của danh y Thọ. Ông được xem là đệ tử của ông Bồ Phụ Châu, một nhà y học vĩ đại của Trung Quốc, và ông đã học với sư phụ của mình trong 13 năm.
Những năm tháng sau này, dù tuổi cao nhưng sư phụ Châu vẫn miệt mài học tập và có rất nhiều sách y học để lại cho đời, trong đó có cuốn "Thương hàn luận" được tái bản hàng chục lần và dịch sang nhiều thứ tiếng khác.
Ngày nay, Giáo sư Thọ cũng thích nghiên cứu và ủng hộ việc đọc sách để giải trí. Ông tin rằng làm việc trí óc thích hợp có thể tăng cường khả năng tư duy và cải thiện khả năng hiểu biết.
Giữ gìn sức khỏe là một quá trình toàn diện và lâu dài, chắc chắn không phải một loại thực phẩm mà một bài thuốc nhất định có thể mang lại kết quả cho bạn trong một sớm một chiều.
Với tâm hồn an nhiên, vui vẻ, tuân theo quy luật tự nhiên, ăn uống đơn giản, sống điều độ, kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, bớt ham muốn ích kỷ, không quan tâm đến danh lợi, giữ gìn sức khỏe tự nhiên thì bệnh tật sẽ rời xa bạn.
Quốc y Đại sư là một danh hiệu cao cấp nhất trong ngành y học cổ truyền Trung Quốc dành cho những người có đóng góp lớn cho ngành y và bản thân họ đều là những "tấm gương" sống thọ hàng đầu nhờ những bí quyết mà bản thân áp dụng có hiệu quả trong thời gian dài, có thể phổ biến rộng rãi cho nhiều người học tập.
Đón đọc toàn bộ chuyên đề Quốc y Đại sư ở đây để học hỏi cho bản thân và gia đình các bí quyết sống khỏe.
*Theo Health/People
Trí Thức Trẻ