MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Danh y huyền thoại tiết lộ kinh nghiệm 2 lần thoát khỏi ung thư, làm nên điều phi thường

22-08-2017 - 22:00 PM | Sống

Ung thư là căn bệnh đáng sợ, nhưng nhiều người đã vượt qua nó để làm nên những điều phi thường. Họ có bí quyết và kinh nghiệm quý dành tặng cho chúng ta, đừng buông tay quá sớm.

Danh y Vương Miên Chi được xem là một trong những danh y đại sư huyền thoại của Trung Quốc bởi những đóng góp đặc biệt của ông cho nên y học sau hơn 60 năm làm nghề.

Ông sinh năm 1923, từng công tác tại Viện nghiên cứu thuốc, Đại học Trung y dược Bắc Kinh (TQ) và sau đó đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong ngành tại trung Quốc, Hiệu trưởng Trường Trung dược Quang Minh, được phong danh vị Quốc y đại sư năm 2009, danh hiệu cao quý nhất ngành y tại Trung Quốc trước khi qua đời.

Từng 2 lần mắc ung thư nhưng giáo sư Chi vẫn sống đến 87 tuổi, nhiều người tò mò muốn biết, có phải danh y Chi đã áp dụng bài thuốc bí mật nào đó do ông bào chế riêng cho mình hay không.

Sau khi nghiên cứu và tiếp xúc với ông, nhiều người nhận ra một điều, thật sự để vượt qua ung thư và sống cùng với nó, đúng là ông có những bí quyết. Nhưng bí quyết đó là gì, liệu người bình thường có thể "theo" được không? Sau đây là câu trả lời.

Mắc 2 bệnh ung thư chỉ trong nửa năm: Hãy lạc quan mà nở nụ cười

Vào mùa thu năm 2000, giáo sư Chi bỗng nhiên bị đau bụng, nôn ra máu và lập tức được đưa đến Bệnh viện Hiệp Hòa Bắc Kinh để khám. Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, ông bị chảy máu đường ruột, khiến ai biết cũng đều bất ngờ. Nguyên nhân chảy máu đường ruột được cho là vì ung thư đại tràng .

Nhiều người khi nghe đến ung thư, đã rụng rời tay chân, không thể đứng vững. Nhưng với giáo sư Chi, ông vẫn giữ vẻ mặt bình thản, bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra. Giữ nguyên nếp sống cũ, mỗi ngày ông đều cười nói vui vẻ.

Trong một lần được phóng viên phỏng vấn, ông nói hài hước, "Tôi có chút coi nhẹ căn bệnh ung thư, bởi tôi nghĩ rằng ruột rất dài, cắt bớt đi một đoạn cũng không sao. Cùng lắm cắt hết đường ruột, thì cuối cùng cũng phải làm cái túi có lỗ để thay thế, không có gì phải sợ".

Thực tế diễn ra đúng như ông suy nghĩ, sau khi phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng bị hỏng, nhờ tinh thần lạc quan kết hợp với điều trị tích cực, sức khỏe của ông hồi phục nhanh chóng. Ông được ra viện và tiếp tục công việc. Với giáo sư Chi, tuổi tác chưa từng là rào cản, ông vẫn làm việc khi đầu đã bạc trắng.

Tuy nhiên, số phận dường như đang ghen tị với vị giáo sư hay cười về này, muốn thử thách ông thêm nhiều lần hơn nữa.

Khoảng hơn sáu tháng sau đó, khi bệnh ung thư đại tràng trở nên bình phục, thì giáo sư Chi lại bị phát hiện bị ung thư biểu mô tế bào ở phổi trái. Tuy nhiên, lần bị ung thư thứ hai này lại càng làm cho ông trở nên mạnh mẽ hơn. Giáo sư Chi vui vẻ chia sẻ, đã bị một lần rồi mà thoát, thì lần thứ hai càng thêm có kinh nghiệm, càng dễ để chiến thắng nó.

Đúng như lời ông nói, rồi việc điều trị được tiến hành và mọi chuyện diễn ra êm đẹp, ông sống trong bệnh viện một thời gian rồi lại xuất viện về nhà.

Để có được kỳ tích này, nhiều người thường nghi ngờ và không dám tin đó là sự thật. Nhưng với giáo sư Chi, ông cho rằng, để kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng sống, nói theo ngôn ngữ hiện đại, chính là bạn phải dựa vào học vấn. Phải có kiến thức, phải dựa vào tình huống cụ thể, từ đó mới giải quyết được những vướng mắc, khó khăn.

Nếu bạn ngày nào cũng nghĩ rằng, hôm nay mình sống thế nào để khỏe, ngày mai mình sống thế nào để trường thọ, thì bạn sẽ có cách. Bạn sẽ trân trọng cơ thể và sinh mệnh của mình, từ đó đưa ra những nguyên tắc cơ bản, khoa học, dựa vào đó để thực hiện.

Nếu bạn không tin mình có thể sống tiếp, nghĩa là bạn đồng ý với sự bỏ cuộc, thì đương nhiên sẽ không vượt qua được những trở ngại, tự từ bỏ cuộc sống khi có bệnh.

Sống đến 87 tuổi nhờ 4 bí mật chăm sóc sức khỏe

Một lần giáo sư Chi được kênh truyền hình trung ương Trung Quốc mời phỏng vấn trong chương trình "Trung Hoa y dược" ông từng chia sẻ về 4 bí quyết dưỡng sinh của mình, chúng ta thử xem có điều gì khác biệt hay không?

1. Ăn uống đa dạng, không kiêng khem quá mức

Giáo sư Chi tin rằng, chỉ cần bạn khỏe mạnh bình thường, không có bệnh gì nghiêm trọng, không bắt buộc phải kiêng món gì, thì hãy chú ý nguyên tắc ăn uống đa dạng và lành mạnh . Đừng kiêng khem quá mức.

Nên ăn mọi loại thức ăn, vì trong mỗi loại đều có những chất khác nhau, hỗ trợ cho cơ thể phát triển toàn diện hơn. Thực phẩm cân bằng chính là vị thuốc tốt nhất, bổ nhất trong giới tự nhiên.

2. Khi ăn kem, nên ngậm một chút rồi mới nuốt

Giáo sư Chi từ nhỏ đã rất thích ăn đồ ngọt, sau khi bước vào tuổi già, ông bỗng nhiên có sở thích ăn kem. Càng ăn, ông càng khám phá ra nhiều điều thú vị, một trong những bí quyết ăn kem mà vẫn khỏe mạnh của ông là ngậm kem trong miệng một lát rồi mới nuốt.

Ông giải thích, kem rất lạnh, nếu bạn thích ăn kem, dù biết tác hại không thể tránh được, thì hãy ngậm một lát cho kem bớt lạnh. Làm "nóng" kem theo cách này trước khi nuốt chúng vào đường ruột, sẽ giảm thiểu rủi ro cho hệ tiêu hóa, kem ấm thì sẽ không tác động nhiều đến thành ruột, không gây co mạch hay các bệnh liên quan do thực phẩm lạnh gây ra.

Tất cả những món ăn lạnh đều có thể gây hại cho đường ruột, cách ăn này sẽ giúp bạn tránh được nhưng rủi ro không đáng có mà lại vẫn có thể đáp ứng được sở thích của mình.

3. Đông trùng hạ thảo tốt, nhưng không nên lạm dụng

Trong chế độ ăn uống thông thường, giáo sư Chi chọn cách bổ sung đông trùng hạ thảo như là một món đồ uống dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe. Nhưng dù tốt, ông cũng chỉ uống với lượng rất nhỏ, khoảng 0,5g/ngày.

Giáo sư thường nghiền đông trùng hạ thảo thành bột, pha vào sữa cho tan ra rồi uống. Ông nói rằng, loại đồ uống này tốt là ở sự điều độ, uống vừa đủ để cơ thể hấp thu. Nếu bạn uống gấp 10 lần như vậy, cũng chỉ lãng phí, vô ích. Không những không tốt, mà còn gây bệnh cho cơ thể.

4. "Thở bụng" là việc quan trọng nên làm hàng ngày

Giáo sư Chi còn có một lời khuyên sức khỏe, đó là rèn luyện và duy trì sử dụng hơi thở bụng, phương pháp này rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được, mọi lúc, mọi nơi, phù hợp mọi lứa tuổi.

Cách thực hiện như sau: Ngồi thẳng, hít vào thật sâu hết sức, khi hít thì bụng to ra hết cỡ, để hít không khí trong lành vào cơ thể. Khi thở ra, từ từ đẩy hơi từ trong bụng hết ra ngoài đến mức bụng xẹp hết cỡ, đẩy hết hơi thở bẩn tồn dư trong cơ thể.

Việc này nên làm thường xuyên hàng ngày, rất tốt cho sức khỏe, cơ quan nội tạng, đặc biệt là phổi.

Già rồi vẫn làm được chuyện phi thường, bào chế thuốc Đông y gửi lên vũ trụ

Với sự thành công của chuyến bay không người lái vào vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc, "Thần Châu 6" và "Thần Châu 7", giáo sư Chi đã nhân cơ hội này bào chế ra các loại thuốc Đông y để gửi lên vũ trụ. Đây là bước ngoặt mới không chỉ cho cá nhân ông, mà là một công việc vĩ đại của ngành y Trung Quốc.

Thuốc Đông y cổ truyền Trung Quốc thêm một lần được cả thế giới biết đến về những tác dụng vượt thời gian và không gian. Đây là lần đầu tiên có sự kết hợp giữa y học truyền thống và công nghệ hiện đại, được đánh giá là một kết quả hoàn hảo.

Từ năm 2005, giáo sư Chi đã được mời tham gia vào công việc chăm sóc sức khỏe của phi hành gia.

Anh hùng không gian Trung Quốc Dương Lợi Vĩ sau khi từ vũ trụ trở về đã được giáo sư Chi trực tiếp chăm sóc sức khỏe, thông qua quá trình nghiên cứu và bào chế thuốc, sức khỏe của phi hành gia Vĩ rất ổn định với kết quả tốt hơn mong đợi.

Trước khi tàu vũ trụ Thần Châu 6 được phóng đi khoảng 3 tháng, Giáo sư Chi đã phải đến cơ quan hàng không vũ trụ Trung Quốc làm việc liên tục tại trung tâm nghiên cứu, căn cứ vào tình hình sức khỏe của từng phi hành gia, ông nghiên cứu và bào chế các loại thuốc tương ứng. Từ đó, đưa đến một bước tiến mới mẻ trong việc nghiên cứu và sử dụng thuốc Đông y cổ truyền.

Giáo sư Chi chụp ảnh cùng một phi hành gia tại Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Trung Quốc.

*Theo Health/KKnews

Theo Vân Hồng

Trí thức trẻ

Trở lên trên